Dừng trao giải thưởng cho các sáng kiến khoa học thiếu tính thiết thực
Thời gian vừa qua, tại các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, rất nhiều sản phẩm “khủng” được trao giải. Thế nhưng, theo TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng: Một số sản phẩm ấy đang thiếu tính ứng dụng trong thực tiễn, cần loại bỏ ngay.
Năm 2005, TS Khải được Đại sứ quán Úc trực tiếp khen thưởng những sáng chế của mình.
Các sản phẩm đoạt quốc tế đang thiếu tính thiết thực
Những năm vừa qua, đã có rất nhiều dự án/sản phẩm của học sinh, sinh viên trên cả nước đã tham gia và đoạt giải cao trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế.
Thậm chí có những đề tài khiến các nhà khoa học cũng phải trầm trồ khen ngợi như: Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư bằng nano, thuốc bảo vệ thực vật, máy lọc nước biển mặn thành nước ngọt,…
Tuy nhiên, là một trong những nhà khoa học luôn có những sáng chế, phát minh mang tính thực tiễn cao, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải cho rằng cần phải xem xét lại và không nên trao giải cho những đề tài trên bởi nó là đề tài trên giấy: “Có những đề tài được khen thưởng và đoạt giải đang là những cái máy móc phức tạp, đắt tiền và thếu tính thực tế”.
Để giải thích rõ hơn, TS Khải đưa ra dẫn chứng cụ thể: “Ngay như máy chẩn đoán và điều trị ung thư bằng nan, tôi tự hỏi rằng người sáng chế ra máy đó có hiểu ung thư là gì không? Nano là gì không? Họ đã tự cầm cây khéo phẫu thuật bao giờ chưa? Mà có thể sáng tạo ra máy điều trị ung thư bằng nano? Cũng chẳng có đầu dò nào gọi là quang nhiệt để diệt virut trong người, Vậy điều trị ung thư bằng cách nào?”.
TS Khải cho rằng cần trao giải cho những sáng chế mang tính thực tế.
Không chỉ có vậy, TS Khải cho rằng những sáng kiến trên là sáng kiến viển vông và phản khoa học. Ngoài sản phẩm trên, TS Khải tiếp tục đưa ra dẫn chứng: “Ngay như sản phẩm đã từng đoạt giải cao đó là máy lọc nước biển thành nước ngọt. Tôi thấy chiếc máy đó quá phức tạp và quá tốn kém. Đoạt giải nhất trong cuộc thi khoa học là vậy, những năm sau đó cũng có rất nhiều sản phẩm tương tự như vậy dự thi và lại tiếp tục đoạt giải. Thế nhưng, có một điều buồn cười đó là trong những chiếc máy đoạt giải đó chưa có một máy nào đến được tay người dân sử dụng cả. Vậy đó có phải thiếu tính thực tế hay không?”.
Với quan điểm của mình, TS Khải cho rằng nghiên cứu, sáng tạo khoa học đang là những yêu cầu quá tầm đối với học sinh phổ thông. Theo ông, những học sinh đó chỉ nên tham gia các cuộc thi làm đồ dùng dạy học và làm thí nghiệm trong sách giáo khoa là hợp lý. Sở dĩ ông nói như vậy là bởi rất nhiều lần chấm các tác phẩm dự thi, sau khi tác phẩm công bố đoạt giải, ông kiểm tra lại thì các học sinh đó không thể thực hiện được các thí nghiệm trong sách giáo khoa, và không thể giải thích nổi các tính chất vật lý có trong sản phẩm của mình.
Các đề tài đang “nhái” theo kiểu “rắn là loài bò”
Là người “trong cuộc” ở rất nhiều cuộc thi khoa học – kỹ thuật, TS Khải đã đưa ra rất nhiều dẫ chứng cho thấy các sản phẩm đoạt giải đang chỉ “nhái” lại và cải biên từ rất nhiều sản phẩm đoạt gải trước đó. TS Khải chia sẻ: “Đau xót nhất trong cuộc đời tôi về khoa học – kỹ thuật đó là phải chấm thi 4 đề tài của sinh viên, mặc dù đã cho điểm 0 vì trùng lặp nhưng cả 4 vẫn được giải cao”.
4 đề tài được TS Khải nhắc đến đó là:
- Dùng chai nước chọc thủng mái nhà cho ánh sáng chiều vào gọi là đèn mặt trời (dự án được giải thưởng ngày 7/12/2018). Dự án này hàng chục năm trước đã có do 1 đài truyền hình thực hiện cho bà con miền núi nhưng đã thất bại mặc dù được quảng cáo rầm rộ. Bởi sau một thời gian nước có rêu nên ánh sáng không thể truyền qua được nữa.
- Lấy thức ăn để tạo ra năng lượng sinh khối. Điều này 30 năm trước chúng ta đã được biết đến.
- Dùng pin mặt trời để thắp đèn LED giao thông. Sản phẩm này đã được làm từ năm 1997. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất nhất, khi TS Khải đưa ra câu hỏi thì sinh viên thực hiện dự án trên lại không thể trả lời đèn LED là gì? Không biết đến nguyên lí hoạt động của pin mặt trời
- Cuối cùng là thí nghiệm đổ nước chảy từ lưng đồi cao này để chảy sang đỉnh đồi cao khác. Cái dở ở đây là nước chảy tự nhiên lại có thể đến được điểm cao hơn của điểm đổ nước. Vậy đổ nước từ lưng đồi trước có ý nghĩa gì?
Những cây nấm khi tưới nước anolyte kt do TS Khải nghiên cứu đã phát triển mạnh và có khối lượng lớn dù trong thời tiết khắc nhiệt.
Chính bởi vậy, theo TS Khải các dự án, sảm phẩm thực hiện lại những cái mà người ta đã nghiên cứu và sản xuất từ hàng chục năm trước đó thì không thể gọi là ý tưởng mới và càng không thể trao giải. Việc tổ chức học sinh thi nghiên cứu khoa học, sáng tạo khoa học kĩ thuật phải xem xét thật kỹ, có sản phẩm dự thi nào mà thầy cô không phải nghĩ hộ, làm hộ không?
Ngoài ra, TS Khải còn cho rằng, ngay trong thâm canh sản xuất cũng cần thay đổi và áp dụng khoa học. “Cái sai lớn nhất của người Việt Nam, đó chính là lúc nào cũng sợ, nhỡ, nếu, nhưng, có thể,…. Đó chính là cái hèn trong lao động sản xuất”, ông nhấn mạnh. Chúng ta luôn chỉ biết ông cha truyền lại như nào thì canh tác như thế. Bởi vậy, những sáng kiến khoa khoc học kỹ thuật tại các cuộc thi cần phải thiết thực hơn nữa để tạo niềm tin cho người dân. Quan trọng nhất là người dân có thể ứng dụng vào đời sống, lao động sản xuất.
Thùy Dung