Ericsson và LG U+ cộng tác phát triển IoT và 5G

10:01, 22/09/2015

Ericsson và LG U+ đã ký kết biên bản ghi nhớ (MoU) hợp tác về phát triển công nghệ 5G và Internet of Things, bao gồm cả LTE băng tần hẹp.

5g va IoT 1

Các thỏa thuận Ericsson-LG ban đầu sẽ được triển khai đến hết năm 2020 khi cả hai công ty đều đạt mục đích cùng phát triển nền tảng 5G và IoT. Bốn lĩnh vực phát triển bao gồm: cơ sở hạ tầng IoT, trong đó có cả LTE băng tần hẹp; mạng xác định phần mềm (SDN) và ảo hóa chức năng mạng (NFV), đây là cốt lõi của mạng 5G; mạng chuyển giao nội dung toàn cầu (CDN) và công nghệ IoT-Advanced.

Ericsson và LG U+ sẽ cùng thống nhất về chiến lược công nghệ và tần số và chuẩn bị lộ trình phát triển mạng lâu dài. Cả hai sẽ cộng tác về nghiên cứu, thử nghiệm, chia sẻ kết quả và phát triển công nghệ cũng như thiết bị.

"Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho kỷ nguyên 5G bằng bí quyết quản lý mạng của chúng tôi và năng lực công nghệ mạnh mẽ của Ericsson", Kim Suntae, Giám đốc công nghệ của LG U+ cho biết.

"Những lợi ích tiềm năng mà 5G có thể mang lại chỉ có thể được thực hiện thông qua một hệ sinh thái công nghiệp vững mạnh", Ulf Ewaldsson, Giám đốc công nghệ của Ericsson nhấn mạnh.

Cùng khoảng thời gian này, Huawei đã cho phát hành một bài báo về NB-IoT (Narrow band Internet of Things – Internet của vạn vật băng tần hẹp) dành cho các thiết bị rẻ hơn ở thị trường LPWA (khu vực rộng công suất thấp). Đề xuất đã được phê duyệt bởi cơ quan tiêu chuẩn 3GPP này có thể giúp cung cấp vùng phủ sóng indoor (trong nhà và các khu vực ngách khó phủ sóng) mở rộng với các thiết bị giá rẻ liên quan đến thông lượng thấp.

Ngày càng có nhiều nhà khai thác thắc mắc về phạm vi hoạt động của IoT cellular băng tần hẹp để được xác định, theo Huawei, hãng đã tiến hành "đầu tư đáng kể" cho hoạt động thiết kế một hệ thống nguyên bản NB-IoT. Công nghệ này đang được các đối tác như Veolia, Kamstrup và Fiorentini sử dụng cho các ứng dụng như công-tơ-mét thông minh, bãi đậu xe thông minh và các ứng dụng từ xa khác.


TIN LIÊN QUAN