Fecon tìm đối tác Nhật cho mảng năng lượng tái tạo
Theo ông Phạm Việt Khoa, Fecon đang tìm kiếm đối tác Nhật Bản cho mảng năng lượng tái tạo, hiện do Fecon Energy phụ trách.
- Đầu tư năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á đang đi lệch hướng, xếp hạng gần cuối thế giới
- Ưu tiên các dự án kết nối liên vùng, hạ tầng năng lượng tái tạo
- Năng lượng tái tạo là đột phá ưu tiên, quan trọng của Bình Thuận
- Khuyến khích doanh nghiệp Australia đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Đầu tư năng lượng tái tạo, khó khăn và thách thức nào còn gặp phải?
- Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo
- BCG Energy hợp tác với SK Ecoplant phát triển 700 MW năng lượng tái tạo
- Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng
- Thông số Bits/Pixel là gì?
“Chúng tôi mong muốn xây dựng quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản có năng lực quản lý, tài chính và công nghệ”, ông Phạm Việt Khoa – Chủ tịch HĐQT CTCP Fecon (Mã CK: FCN) – nói với Nikkei Asia trong cuộc phỏng vấn mới đây. Người đứng đầu Fecon mong muốn tìm kiếm các đối tác Nhật trong các lĩnh vực bất động sản, phát triển đô thị và năng lượng tái tạo.
Đây không phải là lần đầu tiên Fecon tìm kiếm các đối tác đến từ “đất nước mặt trời mọc”. Trước đó, họ đã hợp tác với Japan’s Central Nippon Expressway trong lĩnh vực BOT tại Việt Nam và thiết lập mối làm ăn với các tổng thầu Nhật Bản như Taisei và Shimizu.
Hiện tại, Fecon đang giám sát nhiều dự án phát triển đô thị và bất động sản tại Việt Nam, bao gồm dự án Mỹ Hào Garden City ở tỉnh Hưng Yên – một khu phức hợp rộng 200 ha với tổng mức đầu tư vượt 1 tỷ USD. Ở Cam Ranh, Fecon cũng đang phát triển một dự án có tên “ngôi làng Nhật Bản” với cảnh quan giống thị trấn Nhật Bản.
“Gã khổng lồ” trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm tại Việt Nam mong muốn được tham gia vào các dự án thông qua các công ty có mục đích đặc biệt (special-purpose companies) được thành lập chung với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản. “Người Việt rất ngưỡng mộ sự phát triển đô thị của Nhật Bản”, ông Khoa nói. "Chúng tôi muốn dành ưu tiên hàng đầu cho các công ty Nhật Bản”.
Ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch HĐQT Fecon (Nguồn: Yukinori Okamura).
Về mảng năng lượng tái tạo, dẫn lời trên Nikkei Asia, Chủ tịch Fecon cho biết Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng gió. Bản thân tập đoàn này từ năm 2016 cũng đã từng bước mở rộng sang mảng năng lượng tái tạo thông qua các hợp tác quốc tế. Fecon hiện đang tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực này.
Fecon Energy - công ty con của Fecon - đang phụ trách các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn. Fecon đang cân nhắc phương án thu hút một công ty Nhật Bản đầu tư vào Fecon Energy hoặc thành lập liên doanh với đối tác Nhật Bản.
Một dự án trọng tâm của Fecon hiện nay là trang trại gió ngoài khơi ở miền Nam Việt Nam, với vốn đầu tư ước tính khoảng 1,2 tỷ USD. Nằm cách bờ 23 km, trang trại này sẽ có công suất 500 MW. Việc xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026.
Theo Tạp chí Điện tử & Ứng dụng
https://dientuungdung.vn/fecon-tim-doi-tac-nhat-cho-mang-nang-luong-tai-tao