Đầu tư năng lượng tái tạo, khó khăn và thách thức nào còn gặp phải?
Nắm bắt được xu thế chuyển đổi xanh của thời đại, nhiều nhà đầu tư đã nhắm tới năng lượng tái tạo - mảng thị trường còn mới mẻ và đầy màu mỡ này.
- Khuyến khích doanh nghiệp Australia đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
- Huy động cao nguồn nhiệt điện than và năng lượng tái tạo để tiết kiệm nước cho thủy điện
- Phát triển khoa học công nghệ là giải pháp quan trọng để phát triển năng lượng tái tạo
- Việt Nam khuyến khích UAE đầu tư vào năng lượng tái tạo, xây dựng trung tâm Đổi mới sáng tạo
- Kon Tum đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, năng lượng tái tạo
- COP28: Hơn 110 quốc gia đồng ý tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo
- Cà Mau phát triển năng lượng tái tạo, mở rộng Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau
- Phát triển hệ sinh thái năng lượng hydrogen dựa trên năng lượng tái tạo
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Trước những vấn đề gây nhức nhối tới môi trường trong nhiều thập kỷ liên tiếp như thay đổi khí hậu, cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và phát thải khí nhà kính, bối cảnh năng lượng toàn cầu đã có những thay đổi đáng kể. Thay vì sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch có sẵn như than, dầu, khí gas tự nhiên... thế giới hướng tới những nguồn năng lượng tái tạo có tính bền vững như gió, mặt trời, thủy điện, sinh khối và địa nhiệt. Đây đều là những nguồn năng lượng thay thế tiềm năng với nhân loại bởi tính bền vững cũng như thân thiện với môi trường.
Hiện nay do nhận thức ngày càng tăng về sự tàn phá môi trường của ngành khai thác năng lượng truyền thống, xu thế đầu tư vào năng lượng tái tạo ngày càng có thêm động lực và cơ hội để phát triển trên phạm vi toàn cầu. Nắm bắt được xu thế chuyển đổi xanh của thời đại, nhiều nhà đầu tư đã nhắm tới mảng thị trường mới mẻ và màu mỡ này. Tuy nhiên, khác với khai thác năng lượng truyền thống, đầu tư vào năng lượng tái tạo mới chỉ đang trên đà phát triển, vì thế còn tồn tại không ít những cơ hội và thách thức. Trước khi bắt tay vào thực hiện, các nhà đầu tư cũng cần phân tích kỹ các khía cạnh về môi trường, xã hội, kinh tế, từ đó đưa ra được quyết định sáng suốt.
Cân nhắc về tính kinh tế
Chi phí đầu tư ban đầu
Trong số những thách thức cơ bản của đầu tư năng lượng tái tạo, chi phí ban đầu luôn là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư. So với khai thác năng lượng hóa thạch truyền thống, đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ tốn nhiều chi phí xây dựng ban đầu hơn. Hệ thống pin mặt trời, lưu trữ năng lượng và tua-bin gió đòi hỏi một lượng vốn đáng kể. Tuy nhiên, nút thắt nào cũng sẽ có cách gỡ, nếu chi phí công nghệ giảm, đồng thời được chính phủ khích lệ mạnh mẽ, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo sẽ khả thi hơn về mặt kinh tế.
Chỉ số năng lượng quy dẫn LCOE
Chỉ số năng lượng quy dẫn LCOE, tên viết tắt của Levelized Cost Of Energy. Chỉ số LCOE còn được biết đến với tên gọi khác là chi phí năng lượng cân bằng hay chi phí cào bằng điện. Đây chính là chỉ số doanh thu trung bình cho mỗi đơn vị điện tạo ra. Trong ngành năng lượng nói chung, chỉ số LCOE đóng vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định. Thông qua chỉ số LCOE, các nhà đầu tư sẽ đo lường và so sánh được mức độ hiệu quả giữa năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo. Chỉ số LCOE càng thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận cao, thời gian hòa vốn nhanh. Với năng lượng tái tạo, đặc biệt là gió và mặt trời, chỉ số LCOE thấp cũng là một trong những lý do khiến cho ngành trở thành lựa chọn thay thế cho năng lượng hóa thạch truyền thống.
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ROI
Nhắc đến đầu tư, tỷ suất lợi nhuận đầu tư (ROI - Return On Investment) là tiêu chí quan trọng mà các nhà đầu tư luôn phải dự kiến được. Xét về thời gian, các dự án năng lượng tái tạo có thể sẽ hoàn trả lâu, tuy nhiên lại duy trì được dòng tiền ổn định trong giai đoạn lâu dài. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do chi phí nhiên liệu giảm và tác động tới môi trường giảm thiểu.
Chính sách và pháp lý môi trường
Sự ổn định về mặt chính sách và pháp lý của ngành năng lượng cũng góp phần đáng kể tới sự sống còn của các dự án đầu tư năng lượng tái tạo. Khi chính phủ đưa ra những quy định có lợi, kèm theo ưu đãi thuế, cơ chế trợ giá FiT (Feed-in Tariffs) và cơ chế tiêu chuẩn danh mục đầu tư tái tạo RPS (Renewable Portfolio Standards), các nhà đầu tư cũng có thêm tự tin để đặt chân vào ngành này.
Cân nhắc về môi trường
Khí thải nhà kính mang tên "Dấu chân Carbon"
Thuật ngữ "Dấu chân Carbon" có lẽ không còn quá xa lạ, khi cả nhân loại đang bước vào thời kỳ biến đổi khí hậu khốc liệt. Dấu chân Carbon chính là lượng khí nhà kính, trong đó chủ yếu là carbon dioxide mà con người đã thải vào khí quyển. Nó chính là khí thải từ các hoạt động giao thông, nhà ở, sản xuất công nghiệp, thực vật... của con người. Một trong những mục đích chính của năng lượng tái tạo chính là giảm lượng khí thải carbon. Để đo lường mức độ hiệu quả, các nhà đầu tư phải phân tích được lượng khí thải carbon do sản xuất năng lượng tái tạo thải và khả năng giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Ảnh hưởng tới đất đai và đa dạng sinh học
Một số dự án năng lượng tái tạo đặc trưng như gió và mặt trời quy mô lớn có thể tác động tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học của địa phương. Vì thế, các nhà đầu tư cũng cần lựa chọn địa điểm xây dựng dự án một cách thận trọng và phân tích tác động môi trường để giảm thiểu tối đa mọi hậu quả tiêu cực sau này.
Vòng đời công nghệ
Để đánh giá chính xác được tác động môi trường của dự án năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư phải phân tích được vòng đời của công nghệ tính từ khi khai thác nguyên liệu thô đến khi thải bỏ. Phân tích này có thể giúp nhà đầu tư tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
Cân nhắc về xã hội
Cơ hội việc làm và phát triển kinh tế
Dự án năng lượng tái tạo thành công sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho người dân, từ đó giúp kinh tế địa phương tăng trưởng. Và chính những cá nhân, tập thể nhỏ này cũng là một hạt giống nuôi dưỡng nền kinh tế thịnh vượng và bền vững chung.
Sự ủng hộ từ cộng đồng
Một dự án thành công chính là khi nhận được sự ủng hộ và chấp thuận từ người dân. Trước khi tiến hành các dự án, các nhà đầu tư nên kết nối với địa phương để thảo luận và trao đổi về những lợi ích cũng như khó khăn còn khúc mắc, từ đó tạo được niềm tin cho người dân về một tương lai xanh.
Kết luận chung
Có thể thấy việc đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể mang tới nhiều cơ hội tiềm năng cho quản lý môi trường và nền kinh tế. Để làm được điều này, cần phải có sự phối hợp giữa chính phủ, cộng đồng và doanh nghiệp. Bên cạnh nhưng cơ hội cũng còn tồn tại nhiều thách thức như đã nói ở trên, đòi hỏi nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng. Năng lượng tái tạo hiện được đánh giá là một xu thế đầu tư then chốt giúp toàn cầu hướng tới một bối cảnh xanh và sạch hơn trong tương lai gần.
Nguồn: Forbes
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường