Gia công quy trình kinh doanh: Lợi thế của Philippines
08:14, 21/12/2012
Tại Philippines, vai trò thúc đẩy sự phát triển ngành gia công quy trình kinh doanh (BPO) là của Hiệp hội Dịch vụ gia công quy trình của Philippineses (BPAP). Hiệp hội có 7 hội thành viên trong đó có CCAP (Hội về trung tâm chăm sóc khách hàng - Contact Center), PSIA ( Hội về phần mềm), HIMDAP (Hội về y tế), GDAP (Hội về trò chơi). BPAP có các đối tác từ Chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban về đầu tư (BOI), …
Tại Philippines, năm 2010 số lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực BPO là 530.000 người, doanh thu đóng góp 4-5% GDP, mục tiêu đặt ra là sẽ cung cấp được 3.2 triệu lao động đến năm 2016 và đóng góp 9% GDP (khoảng 25 tỷ đô la Mỹ). Lĩnh vực BPO tại Philippines phát triển vì có 36 triệu lao động, 450.000 người tốt nghiệp đại học hàng năm, có trình độ, tiếng Anh tốt, văn hóa tương tự Bắc Mỹ, hạ tầng và môi trường kinh doanh, mức độ trách nhiệm và trung thành của các công ty tại Philippineses tốt.
Lĩnh vực hoạt động của ngành BPO của Philippines khá đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực nhà đất, công ty CB Richard Ellis chuyên nghiệp về cung cấp các dịch vụ nhà đất toàn cầu đã có thị trường khá vững chắc và uy tín sau nhiều năm hoạt động. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đonaj 2008 - 2010 cũnh như hiện nay sẽ thực sự thúc đẩy kinh doanh BPO và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Philippines. Bởi lẽ để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty, cơ quan tổ chức tại các nước phát triển sẽ phải chuyển hướng hoạt động sang nước ngoài hoặc thuê ở bên ngoài các dịch vụ tại các quốc gia có chi phí rẻ và có tính cạnh tranh cao hơn.
Vì vậy, các chuyên gia của Hiệp hội quy trình doanh nghiệp Philippines cho rằng bất chấp cơn bão tài chính toàn cầu nhưng ngành BPO tại Philippines sẽ tiếp tục đà phát triển nhờ lợi thế chi phí giá rẻ. Theo kết quả đánh giá từ các cuộc họp đầu tư do Hiệp hội quy trình doanh nghiệp Philippines tổ chức, số lượng khách hàng muốn thúc đẩy các hoạt động BPO ở nước ngoài để tiết kiệm chi phí đang tăng cao. Philippines hiện có một vị trí chiến lược do có nền tảng kinh nghiệm vững chắc và thành công với ngành BPO, đặc biệt là với công ty đa quốc gia từ Mỹ và Anh, có mức độ tín dụng cao và đáng tin cậy ngay cả khi phải đối mặt với tình thế nghiêm trọng nhất.
Tuy nhiên, Hiệp hội quy trình doanh nghiệp Philippines đánh giá trong ngắn hạn có thể nảy sinh một số đứt quãng do sự quản lý và tái liên kết quyền sở hữu trong ngành ngân hàng. Nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng tới các hoạt động BPO do có các chức năng đặc biệt quan trọng liên kết tới khách hàng. Khoảng 85% các doanh nghiệp BPO tại Philippines là hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và khách hàng chủ yếu đến từ Mỹ.
Có thể nói trong khu vực ASEAN, Philippines hiện đang nổi lên là một quốc gia có sức cạnh tranh mạnh mẽ và hiện nay đang thuộc nhóm 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu (Global Service, 2009). Philippines rất thành công trong phát triển ngành công nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO). Trong năm 2010, ngành công nghiệp BPO đã mang lại doanh thu ước đạt khoảng 10 tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này.
Trong giai đoạn năm 2000 - 2004, chỉ năm nước - Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland và Philippines được tính chiếm tới 95% thị trường khoán ngoài dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO). Tuy nhiên, ngày nay thị phần của năm nước này đã co lại chỉ còn 80% thị phần để nhường chỗ cho một số nước mới nổi như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Cộng hoà Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Argentina, Brazil và Mexico.
Philippines vẫn có ưu thế chính hơn các nước châu Á khác do lợi thế ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy Philippines vẫn kiểm soát 15% thị trường khoán ngoài dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO) với thu nhập trung bình trong vài năm qua khoảng 8 tỉ đô la Mĩ / năm và sử dụng trên 600,000 người. Ngành BPO cũng đã tạo ra hơn 7 triệu việc làm phụ là những việc có liên quan tới những người làm việc trong các nghành như nhà cửa, giao thông, nhà hàng, dịch vụ thức ăn... Tuy nhiên, khi các nước khác cải tiến năng lực ngôn ngữ của họ, thị phần của Philippines có thể sẽ tiếp tục co lại.
Tuy nhiên, Chính phủ Philippines đã có nhiều biện pháp và chương trình hành động để tiếp tục duy trì ưu thế nổi bật của quốc gia này trong lĩnh vực BPO trên trường quốc tế. Chính phủ Philippines đã tiến hành thiết lập mục tiêu đến trước năm 2020 đất nước phải đạt tới 100 tỉ đô la một năm cho ngành công nghiệp phần mềm và phải sử dụng khoảng 5 triệu người (trong đó BPO đóng vai trò chủ lực).
Tuy nhiên, mục tiêu này gặp phải thách thức là chất lượng kém của hệ thống giáo dục hiện thời của quốc gia này. Các cán bộ quản lí cấp cao của các công ty phần mềm lớn của Philippinese chưa hài lòng về chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia này và đang yêu cầu Chính phủ phải nhanh chóng cải thiện chất lượng giáo dục hiện thời. Philippines có ưu thế ngôn ngữ Tiếng Anh hơn các nước khác và nó có tác dụng tốt trong các dịch vụ khoán ngoài về trung tâm kiểm thử, các dịch vụ trợ giúp, hậu văn phòng nhưng Philippines không thể chỉ lệ thuộc vào một mình tiếng Anh được. Vì vậy, Chính phủ Philippines đã xác định cần tập trung vào khu vực kĩ thuật trước khi các đối thủ cạnh tranh tiến vào và nắm thị phần lớn hơn. Ngày nay Philippines không có nhiều người có kĩ năng kĩ thuật, đặc biệt trong quản lí kĩ thuật. Điều đó đã tạo cơ hội cho các nước khác đi sau quốc gia này như Việt Nam chúng ta.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ cũng là một vấn đề của Philippines. Theo một điều tra của IDC thì chỉ 43% khách hàng thoả mãn với chất lượng công việc ở Philippines. Rõ ràng với các công ti Philippines là nhiều khách hàng không hài lòng sẽ đem các công việc thuê ngoài dịch vụ kinh doanh sang quốc gia khác nơi họ có thể tìm được cấu trúc quản lí tốt hơn và có chất lượng hơn. Nếu điều đó xảy ra, Philippines sẽ mất thị trường sinh lời này và điều đó có thể tạo ra sụt giảm kinh tế lớn và thất nghiệp cao. Chính phủ Philippines hiểu rằng nếu họ không có cấp quản lí mạnh để quản lí doanh nghiệp, nền công nghiệp không thể phát triển được.
Người quản lí mạnh tới từ việc giáo dục và đào tạo có chất lượng cho nên điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là cải tiến hệ thống giáo dục. Trên thực tế, Philippines đã nói về nhu cầu này thay đổi hệ thống giáo dục trong thời gian dài mà không đi tới thoả thuận nào. Những người hàn lâm từ các trường Đại học không thấy nhu cầu cấp thiết và họ không muốn người công nghiệp bảo họ điều cần làm. Họ muốn duy trì trạng thái của họ và quan điểm của họ về cách giáo dục sinh viên. Ngày nay, mặc cho chính phủ thúc giục, vẫn có lỗ hổng lớn giữa nhu cầu của công nghiệp và cái nhìn của hàn lâm tại Philippines.
Nhiều công ti ở Philippines đang lập kế hoạch chấp nhận cùng chiến lược giáo dục đó bằng việc có các đại học dựa trên công ty riêng của họ để đào tạo công nhân cho họ. Không may, có các khía cạnh khác mà công nghiệp phần mềm và BPO ở đây cũng cần làm để đem lại sức mạnh của nó, ví dụ băng thông Interrnet. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Philippines đã có kế hoạch cập nhật và mở rộng mạng hiện thời sang đường trục quang để cung cấp năng lực băng thông tốt hơn.
Tất cả các hoạt động nói trên của Chính phủ Philippines và các trường Đại học, giới doanh nghiệp của quốc gia này đều đang hướng đến mục tiêu đưa Philippines trở thành cường quốc về BPO vào năm 2020.
Một số chính sách ưu đãi của Philippines đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BPO của như sau:
+ Khuyến khích thời gian miễn thuế là 8 năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp có đăng ký trong đặc khu kinh tế PEZA;
+ Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo phát triển nhân lực: đào tạo nhân lực mới cho các sinh viên mới tốt nghiệp được Nhà nước hỗ trợ 50% học phí. Khoản kinh phí hỗ trợ là 400 triệu peso/năm, tương đương 10 triệu đô la Mỹ.
Cách thức hỗ trợ như sau: người mới tốt nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thực hiện dự án để xin voucher. Với voucher này, họ sẽ được giảm 50% học phí cho một khóa đào tạo mà họ tham gia (lấy từ kinh phí của dự án). Khi họ xin được việc làm, doanh nghiệp nhận họ sẽ phải trả lại một phần kinh phí cho dự án.
BPAP theo dõi việc thực hiện cấp voucher, khi cấp cho một người, người đó phải đăng ký, sau đó theo dõi liệu người đó có kiếm được việc hay không. Công ty tuyển người phải trả tiền cho việc nhận người.
+ Thành lập các hội đồng CNTT-TT để xây dựng lộ trình phát triển CNTT và thay đổi chương trình đào tạo nhân lực CNTT cho phù hợp.
+ Thuế thu nhập Holiday (Income Tax Holiday): 4 năm miễn thuế, có thể kéo dài đến 8 năm. Sau đó 5% thế cho thu nhập với các khoản thuế quốc gia và địa phương.
+ Miễn thuế nhập khẩu cho các thiết bị, nguyên liệu của những doanh nghiệp, công ty hoạt động trong các khu chế xuất (bao gồm cả các khu nhà cao tầng được coi là khu chế xuất).
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực BPO chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, có quy mô tiềm lực và nguồn nhân lực để thực hiện cho các hợp đồng của khách hàng. Theo Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, từ nay tới năm 2020 ngành CNTT phấn đấu đạt được 1 triệu nhân lực trong ngành CNTT. Trong điều kiện nguồn nhân lực CNTT của nước ta đang vừa thiếu lại vừa yếu, thì chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT như trong Đề án là rất cần thiết nhằm mang lại nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao khi tham gia thị trường CNTT quốc tế.
Lĩnh vực hoạt động của ngành BPO của Philippines khá đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực. Ví dụ, trong lĩnh vực nhà đất, công ty CB Richard Ellis chuyên nghiệp về cung cấp các dịch vụ nhà đất toàn cầu đã có thị trường khá vững chắc và uy tín sau nhiều năm hoạt động. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới giai đonaj 2008 - 2010 cũnh như hiện nay sẽ thực sự thúc đẩy kinh doanh BPO và tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa cho Philippines. Bởi lẽ để tồn tại trong giai đoạn khủng hoảng, các công ty, cơ quan tổ chức tại các nước phát triển sẽ phải chuyển hướng hoạt động sang nước ngoài hoặc thuê ở bên ngoài các dịch vụ tại các quốc gia có chi phí rẻ và có tính cạnh tranh cao hơn.
Vì vậy, các chuyên gia của Hiệp hội quy trình doanh nghiệp Philippines cho rằng bất chấp cơn bão tài chính toàn cầu nhưng ngành BPO tại Philippines sẽ tiếp tục đà phát triển nhờ lợi thế chi phí giá rẻ. Theo kết quả đánh giá từ các cuộc họp đầu tư do Hiệp hội quy trình doanh nghiệp Philippines tổ chức, số lượng khách hàng muốn thúc đẩy các hoạt động BPO ở nước ngoài để tiết kiệm chi phí đang tăng cao. Philippines hiện có một vị trí chiến lược do có nền tảng kinh nghiệm vững chắc và thành công với ngành BPO, đặc biệt là với công ty đa quốc gia từ Mỹ và Anh, có mức độ tín dụng cao và đáng tin cậy ngay cả khi phải đối mặt với tình thế nghiêm trọng nhất.
Có thể nói trong khu vực ASEAN, Philippines hiện đang nổi lên là một quốc gia có sức cạnh tranh mạnh mẽ và hiện nay đang thuộc nhóm 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm toàn cầu (Global Service, 2009). Philippines rất thành công trong phát triển ngành công nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO). Trong năm 2010, ngành công nghiệp BPO đã mang lại doanh thu ước đạt khoảng 10 tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này.
Trong giai đoạn năm 2000 - 2004, chỉ năm nước - Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland và Philippines được tính chiếm tới 95% thị trường khoán ngoài dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO). Tuy nhiên, ngày nay thị phần của năm nước này đã co lại chỉ còn 80% thị phần để nhường chỗ cho một số nước mới nổi như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Cộng hoà Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Argentina, Brazil và Mexico.
Philippines vẫn có ưu thế chính hơn các nước châu Á khác do lợi thế ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy Philippines vẫn kiểm soát 15% thị trường khoán ngoài dịch vụ quy trình nghiệp vụ (BPO) với thu nhập trung bình trong vài năm qua khoảng 8 tỉ đô la Mĩ / năm và sử dụng trên 600,000 người. Ngành BPO cũng đã tạo ra hơn 7 triệu việc làm phụ là những việc có liên quan tới những người làm việc trong các nghành như nhà cửa, giao thông, nhà hàng, dịch vụ thức ăn... Tuy nhiên, khi các nước khác cải tiến năng lực ngôn ngữ của họ, thị phần của Philippines có thể sẽ tiếp tục co lại.
Tuy nhiên, mục tiêu này gặp phải thách thức là chất lượng kém của hệ thống giáo dục hiện thời của quốc gia này. Các cán bộ quản lí cấp cao của các công ty phần mềm lớn của Philippinese chưa hài lòng về chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia này và đang yêu cầu Chính phủ phải nhanh chóng cải thiện chất lượng giáo dục hiện thời. Philippines có ưu thế ngôn ngữ Tiếng Anh hơn các nước khác và nó có tác dụng tốt trong các dịch vụ khoán ngoài về trung tâm kiểm thử, các dịch vụ trợ giúp, hậu văn phòng nhưng Philippines không thể chỉ lệ thuộc vào một mình tiếng Anh được. Vì vậy, Chính phủ Philippines đã xác định cần tập trung vào khu vực kĩ thuật trước khi các đối thủ cạnh tranh tiến vào và nắm thị phần lớn hơn. Ngày nay Philippines không có nhiều người có kĩ năng kĩ thuật, đặc biệt trong quản lí kĩ thuật. Điều đó đã tạo cơ hội cho các nước khác đi sau quốc gia này như Việt Nam chúng ta.
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ cũng là một vấn đề của Philippines. Theo một điều tra của IDC thì chỉ 43% khách hàng thoả mãn với chất lượng công việc ở Philippines. Rõ ràng với các công ti Philippines là nhiều khách hàng không hài lòng sẽ đem các công việc thuê ngoài dịch vụ kinh doanh sang quốc gia khác nơi họ có thể tìm được cấu trúc quản lí tốt hơn và có chất lượng hơn. Nếu điều đó xảy ra, Philippines sẽ mất thị trường sinh lời này và điều đó có thể tạo ra sụt giảm kinh tế lớn và thất nghiệp cao. Chính phủ Philippines hiểu rằng nếu họ không có cấp quản lí mạnh để quản lí doanh nghiệp, nền công nghiệp không thể phát triển được.
Nhiều công ti ở Philippines đang lập kế hoạch chấp nhận cùng chiến lược giáo dục đó bằng việc có các đại học dựa trên công ty riêng của họ để đào tạo công nhân cho họ. Không may, có các khía cạnh khác mà công nghiệp phần mềm và BPO ở đây cũng cần làm để đem lại sức mạnh của nó, ví dụ băng thông Interrnet. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ Philippines đã có kế hoạch cập nhật và mở rộng mạng hiện thời sang đường trục quang để cung cấp năng lực băng thông tốt hơn.
Tất cả các hoạt động nói trên của Chính phủ Philippines và các trường Đại học, giới doanh nghiệp của quốc gia này đều đang hướng đến mục tiêu đưa Philippines trở thành cường quốc về BPO vào năm 2020.
Một số chính sách ưu đãi của Philippines đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BPO của như sau:
+ Khuyến khích thời gian miễn thuế là 8 năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp có đăng ký trong đặc khu kinh tế PEZA;
+ Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo phát triển nhân lực: đào tạo nhân lực mới cho các sinh viên mới tốt nghiệp được Nhà nước hỗ trợ 50% học phí. Khoản kinh phí hỗ trợ là 400 triệu peso/năm, tương đương 10 triệu đô la Mỹ.
Cách thức hỗ trợ như sau: người mới tốt nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan thực hiện dự án để xin voucher. Với voucher này, họ sẽ được giảm 50% học phí cho một khóa đào tạo mà họ tham gia (lấy từ kinh phí của dự án). Khi họ xin được việc làm, doanh nghiệp nhận họ sẽ phải trả lại một phần kinh phí cho dự án.
+ Thành lập các hội đồng CNTT-TT để xây dựng lộ trình phát triển CNTT và thay đổi chương trình đào tạo nhân lực CNTT cho phù hợp.
+ Thuế thu nhập Holiday (Income Tax Holiday): 4 năm miễn thuế, có thể kéo dài đến 8 năm. Sau đó 5% thế cho thu nhập với các khoản thuế quốc gia và địa phương.
+ Miễn thuế nhập khẩu cho các thiết bị, nguyên liệu của những doanh nghiệp, công ty hoạt động trong các khu chế xuất (bao gồm cả các khu nhà cao tầng được coi là khu chế xuất).
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực BPO chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, có quy mô tiềm lực và nguồn nhân lực để thực hiện cho các hợp đồng của khách hàng. Theo Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, từ nay tới năm 2020 ngành CNTT phấn đấu đạt được 1 triệu nhân lực trong ngành CNTT. Trong điều kiện nguồn nhân lực CNTT của nước ta đang vừa thiếu lại vừa yếu, thì chỉ tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT như trong Đề án là rất cần thiết nhằm mang lại nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp có nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao khi tham gia thị trường CNTT quốc tế.
Hoàn Lương