Giá cước di động: Sẽ giảm đến đâu?
Lần đầu tiên “VinaPhone rẻ nhất”
Với ý đồ vét nốt lượng khách hàng bình dân còn lại trên thị trường, Viettel đã quyết định giảm giá cước di động nhằm khẳng định vị trí “rẻ nhất” của mình trên thị trường di động. Thế nhưng dường như ý đồ đó bị phản tác dụng khi mà lần lượt Mobifone và VinaPhone đã thực hiện giảm cước gần như ngay lập tức với mức giảm còn nhiều hơn Viettel và đưa Viettel trở thành mạng di động có giá cước đắt nhất hiện nay (chỉ tính 3 mạng GSM lớn).
Giá sàn di động = giá cố định?
Nhiều người cho rằng sau khi VinaPhone giảm giá mạnh và trở thành mạng có giá cước rẻ nhất thì Viettel sẽ tiếp tục giảm giá để giành lại thương hiệu “rẻ nhất” của mình. Song thực tế điều này sẽ khó xảy ra vì một số nguyên nhân.
Thứ nhất, giá cước hiện nay đã khá thấp nên các doanh nghiệp thực sự sẽ khó giảm thêm nữa đặc biệt là trong hoàn cảnh cả ba doanh nghiệp này đang đầu tư cho mạng 3G.
Thứ hai, nếu Viettel tiếp tục giảm cước, họ sẽ phải cân nhắc xem liệu rằng Mobifone và VinaPhone có ngồi yên? Hay hai doanh nghiệp này sẽ tiếp tục giảm sâu hơn? Với xu thế hiện nay, rõ ràng câu trả lời sẽ thiên về trường hợp sau. Và đó là lý do khiến Viettel khó mà tiếp tục giảm giá.
Các doanh nghiệp nhỏ đi về đâu?
Không có gì quá ngạc nhiên khi mà ngay sau khi Viettel giảm giá thì ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành mạng di động S-Fone đã gửi thư đến các cơ quan truyền thông bày tỏ sự không đồng tình với chính sách giảm cước của Viettel, VinaPhone và MobiFone và cho rằng, ba mạng này đang nắm thị phần khống chế việc giảm mạnh giá như vậy là không tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và mới phát triển.
Tuy nhiên đứng trên quan điểm quản lý nhà nước, nếu không cho các doanh nghiệp này giảm giá thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của hàng chục triệu khách hàng. Do đó việc giảm giá được cho là hợp lý, tuy nhiên giảm đến mức nào để các doanh nghiệp nhỏ vẫn còn đường sống là việc mà các cơ quan quản lý cần tính toán.
Việc cạnh tranh dẫn đến giảm giá là tất yếu và trong hòan cảnh như vậy, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã xuất hiện các cuộc sáp nhập giữa các công ty viễn thông. Các doanh nghiệp nhỏ thường sáp nhập với một doanh nghiệp lớn hoặc sáp nhập giữa các doanh nghiệp nhỏ với nhau để sức cạnh tranh trên thị trường. Thực tế trong giai đoạn phát triển bùng nổ vừa qua, Việt
Trần Đạt