Giải pháp Công nghệ Làm việc tốt mỗi ngày mViectot
Trước thềm Xuân mới năm Canh Tý 2020 và với dự đoán sẽ có nhiều sự phát triển hơn nữa về các công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, máy tính lượng tử,… chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội nói chung và khối doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là các hoạt động truyền thông, thương mại và quản lý. Vì vậy các Doanh nghiệp phải chuẩn bị cho một sự dịch chuyển, chuyển đổi sẽ là tất yếu.
Phóng viên Tạp chí Tin học và Đời sống đã có buổi trao đổi với ThS. Phạm Vũ Hiệp, Phó Viện trưởng Viện Tin học Nhân dân (ICT4P) về những ý tưởng mới, những hoạt động chuẩn bị, hỗ trợ, nghiên cứu sáng tạo, thử nghiệm để có sự dịch chuyển và chuyển đổi hiệu quả và hội nhập vững vàng, thành công.
PV: Thưa ông, trong năm 2019 ICT4P đã có những hoạt động gì đặc biệt để hỗ trợ, phối hợp, tạo bước đệm chuyển đổi mạnh mẽ trong truyền thông, bán hàng và quản trị cho năm 2020?
Ông Phạm Vũ Hiệp: Từ đầu năm 2019, ICT4P triển khai phát động “Chương trình Những người hướng dẫn, cố vấn (Mentorship Programme) cho các cá nhân, các nhóm, các doanh nghiệp có những ý tưởng và sẵn sàng dấn thân vào con đường Start-up trước sự phát triển về Công nghệ thông tin và thế giới IoT” với các mục đích cung cấp những sản phẩm, dịch vụ, các giải pháp đáp ứng được cho xã hội bao gồm: Đào tạo, tuyển dụng được những nhân sự đáp ứng được những yêu cầu cho sự dịch chuyển và thay đổi; Triển khai và quản trị được các chiến dịch, các hoạt động truyền thông và marketing tối ưu và trúng đích; Hoạt động kinh doanh hiệu quả và gia tăng doanh số; Hoạt động quản trị, quản lý tối ưu và gia tăng lợi nhuận; Hoạt động R&D để hiểu khách hàng, hiểu sản phẩm/dịch vụ, hiểu nhân sự, hiểu hệ thống, hiểu đối thủ, hiểu thị trường để cải tiến vì lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội.
Quản trị KHXH: Quản trị Khách hàng xã hội (Social CRM) Nhượng quyền XH: Nhượng quyền xã hội (Social Franchise) Công nghệ kết nối XH: Công nghệ kết nối Xã hội (Social Enterprise) |
Ý nghĩa của chương trình ICT4P đã thực hiện.
PV: Chương trình này đã được triển khai như thế nào, thưa ông?
Ông Phạm Vũ Hiệp: Với xu thế phát triển về công nghệ, khả năng kết nối từ từng cá nhân đến từng cá nhân gần như không còn hạn chế về thời gian và không gian. Thêm nữa mỗi cá thể đều có thể thể hiện được quan điểm riêng, nhu cầu riêng nên khả năng đáp ứng và tương thích yêu cầu ngày một cao hơn. Do đó, cả xã hội từ con người đến hệ thống đều cần hoạt động và vận hành thông minh hơn để mang lại sự hiệu quả và thời gian sống cho chính mình, cho gia đình nhiều hơn thay vì sống không có thời gian nghỉ ngơi, trải nghiệm những vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên. Và chương trình triển khai theo ý thức hệ sau:
Thứ nhất, qui chuẩn rõ về: Con người– ai, vị trí công việc nào?; Qui trình – làm những việc gì, theo bước và qui trình như thế nào?; Công nghệ - ứng dụng những công cụ, công nghệ nào để tối ưu, để gia tăng sản lượng, chất lượng.
Thứ hai, tư vấn và hỗ trợ hoàn thiện ý tưởng
Thứ ba, đào tạo, hướng dẫn và chọn các công cụ, công nghệ đã có sẵn để triển khai đáp ứng được như lưu đồ bên dưới
Và cuối cùng là để đạt mục đích sau cho cá nhân, nhóm, hoặc các doanh nghiệp Start-up theo mô hình kinh doanh có trách nhiệm và tác động xã hội
PV: Thưa Ông, năm qua chương trình đã có những kết quả như thế nào?
Ông Phạm Vũ Hiệp: Trong năm qua, ICT4P cũng đã có 03 nhóm đăng kí tham gia chương trình.
Nhóm thứ nhất là dự án, doanh nghiệp xã hội (DNXH) Treechain Network. Đây là 1 đơn vị khởi nghiệp vì mục tiêu bảo vệ môi trường thông qua hoạt động Trồng cây; Phòng trống và tái chế rác thải nhựa.
Nhóm thứ hai là dự án Điểm đọc Việt Nam. Đây là dự án cộng đồng triển khai các Điểm đọc trên khắp cả nước, nước ngoài nhằm xây dựng Văn hóa đọc cho người Việt nam.
Nhóm thứ ba là Dự án Làm việc tốt mỗi ngày – mViectot, với giải pháp là sản phẩm Mobile App kết nối các cá nhân, hội nhóm, tổ chức, doanh nghiệp cùng thực hiện mục tiêu 05 tốt: Học tốt ó Làm tốt ó Tuyên truyền, truyền thông tốt ó Kinh doanh tốt ó Sống tốt. Trong đó Tốt với 02 ý nghĩa là: đúng với Luật pháp, đúng với Luật lương tâm.
Sau 1 năm triển khai, chương trình đã kết nối được dự án Treechain Network cùng với các đơn vị Đoàn Thanh niên Cục quản trị A – VP TW Đảng, Đoàn Thanh niên Cục An ninh chính trị nội bộ A03, Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT,… trồng được nhiều vườn cây trên cả nước. Đặc biệt là “Chương trình trồng 50 Vườn cây ơn Bác nhân kỷ niệm 50 năm di chúc Bác Hồ với mục tiêu: Giáo dục thế hệ trẻ biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên; Trồng được thì phải chăm được cây tốt tươi; Cắm những lá cờ đầu tại các tỉnh thành phố để từ đó thi đua trồng nhiều vườn cây hơn nữa.”
Chương trình cũng đã hỗ trợ truyền thông, marketing và bán hàng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với giải pháp marketing chéo, bán chéo sản phẩm/ dịch vụ thông qua hình thức e-Voucher (phiếu mua hàng điện tử) có kèm hình thức tích điểm và đổi điểm cho khách hàng để gia tăng tỷ lệ tái mua hàng gia tăng doanh số, tối ưu chi phí marketing và bán hàng.
Sau khi kết nối, thực hiện theo qui trình nền tảng này cũng còn hỗ trợ thống kê, quản lý và quản trị để từ đó có những thông tin giúp đưa ra những quyết định tốt hơn cho các chương trình tiếp theo.
Ngoài sự tư vấn từ Chuyên gia của ICT4P, những dự án này còn được sư ủng hộ, đồng hành và bảo trợ thông tin từ Tạp chí Tin học và Đời sống từ những ngày đầu và trong suốt năm 2019 vừa qua.
Đây cũng là năm đầu thực hiện, vẫn còn nhiều hạn chế và còn nhiều điều mong muốn hơn và chưa thực hiện được. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tâm niệm sẽ làm với tình yêu thương và sự sẻ chia chỉ mong mỗi người đều sống tốt và sống khỏe mỗi ngày, đất nước ngày càng yên bình và tươi đẹp hơn.
Xin cảm ơn ông!
PV: Lương Tiến