Khai trương thử nghiệm phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia
Ứng dụng công nghệ vào chuỗi cung ứng là hướng đi bền vững phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả của chương trình OCOP quốc gia.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương vừa xây dựng và khai trương thử nghiệm phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia, nhằm tăng cường tính minh bạch trong việc đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia.
Theo đó, thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quy trình, thủ tục được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã xây dựng và khai trương thử nghiệm phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia với sự phối hợp của các đơn vị, đặc biệt là sự đồng hành của dự án Kết nối địa phương với thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử (Global - Local connection through E-commerce, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ thông qua Quỹ châu Á và Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam).
Khai trương thử nghiệm phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
Ông Nguyễn Minh Tiến, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, thực hiện Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quy trình, thủ tục được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã xây dựng và khai trương thử nghiệm phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia với sự phối hợp của các đơn vị, đặc biệt với sự đồng hành của dự án Kết nối địa phương với thị trường quốc tế thông qua thương mại điện tử (Global - Local connection through E-commerce, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia tài trợ thông qua Quỹ Châu Á và Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam).
Theo ông Nguyễn Minh Tiến, việc xây dựng phần mềm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp quốc gia đóng một vai trò rất quan trọng cho việc thuận lợi hóa các hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, giảm thiểu các chi phí phát sinh cho các chủ thể OCOP, giảm thời gian cho các cơ quan quản lý nhà nước và tăng cường tính minh bạch của công việc đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia.
Đánh giá cao sức mạnh của chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, ông Tony Harman, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Úc tại Việt Nam cho rằng, việc đưa các sản phẩm OCOP tiếp cận với các nền tảng thương mại điện tử là cơ sở quan trọng để mở rộng các kênh phân phối, giúp các chủ thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ khả năng chuyển đổi cơ cấu, nâng cao giá trị sản phẩm cho người nông dân.
Trong thời gian tới Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương sẽ tập trung và mong muốn sự hợp tác, đồng hành của các đối tác về chuyển đổi số, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, gắn với vùng nguyên liệu và mã số vùng trồng, đặc biệt với các sản phẩm OCOP có tiềm năng về xuất khẩu và tiếp cận thị trường quốc tế.
Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cũng sẽ nâng cao năng lực của các chủ thể OCOP (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã), các hiệp hội chuyên ngành trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đặc biệt là thương mại điện tử trên cơ sở áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vì mục tiêu góp phần phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP.
Khôi Nguyên (T/h)