Khơi mở tiềm lực khoa học, công nghệ Thủ đô
Năm 2021, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy phát triển, khơi mở tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Nhân dịp đầu năm mới 2022, phóng viên Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Rao, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội về phương hướng, nhiệm vụ của năm 2022.
- Tăng cường trang bị kỹ năng ứng dụng CNTT trong triển khai hoạt động cho cán bộ Hội
- Thành lập Trung tâm dữ liệu và ứng dụng CNTT huyện Bình Chánh
- 31% công nghệ an ninh mạng đang sử dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam đã lỗi thời
- Tiến sĩ Việt thắng giải quốc tế về công nghệ in 3D
- Ứng dụng công nghệ để minh bạch nguồn gốc sản phẩm
Quang cảnh hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất hoa cây cảnh, cây ăn quả và xử lý môi trường trong sản xuất nông nghiệp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội tổ chức tháng 12-2021.
- Xin ông cho biết những kết quả mà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã đạt được trong năm 2021 vừa qua?
- Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, song với sự nỗ lực của các thành viên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã vượt qua khó khăn, tích cực hoạt động, đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản theo tinh thần đổi mới phương thức hoạt động, củng cố tổ chức, phát triển hội viên. Đã kết nạp 8 hội viên danh dự là giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia có uy tín vào Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, phổ biến kiến thức, tổ chức hội thi, giải thưởng, tôn vinh trí thức… đều hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Đặc biệt, trong năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã chủ trì, triển khai và phối hợp với các đơn vị khác tổ chức 4 hội thảo, tọa đàm do thành phố đặt hàng. Đó là, hội thảo về “Cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; tọa đàm xin ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố; tọa đàm khoa học “Quy hoạch điện VIII”... Tại các cuộc hội thảo, tọa đàm, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đều đưa ra những giải pháp đề xuất mang tính khoa học, thực tiễn cao và được đánh giá tốt.
Ngoài ra, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội còn chủ động tổ chức 6 hội thảo khác, trong đó có nhiều cuộc là nơi gặp gỡ của 3 nhà: Nhà khoa học - Nhà quản lý - Nhà sản xuất và thu được kết quả tích cực. Các nhà khoa học đã chuyển giao được một số công nghệ cho nhà sản xuất và ngược lại các nhà khoa học cũng được các doanh nghiệp, nhà quản lý đặt hàng... Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cũng tham gia 2 đoàn giám sát về phát triển khoa học, công nghệ và Luật Khoa học và Công nghệ.
- Trong thời gian tới, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội xác định phương hướng hoạt động như thế nào để tiếp tục phát huy vai trò của mình đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, thưa ông?
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội luôn xác định, việc thúc đẩy và phát huy hiệu quả các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu khoa học, tập huấn phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, tôn vinh trí thức, tập hợp đội ngũ trí thức, phát triển hội viên, củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động là những nhiệm vụ quan trọng. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội cũng bám sát các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là những dự án, đề án, cơ chế, chính sách hình thành từ 10 chương trình công tác của Thành ủy, đặc biệt là Chương trình số 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”.
Ngoài ra, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội sẽ tăng cường tập hợp trí tuệ, chất xám của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học đầu ngành vào nghiên cứu, tư vấn, phản biện những vấn đề dư luận quan tâm, cấp bách của thành phố, như: Quy hoạch, giao thông, môi trường, an toàn thực phẩm... và ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các ngành, lĩnh vực để thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.
- Vậy, ông có thể cho biết những giải pháp mà Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội sẽ thực hiện trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động?
- Để đạt mục tiêu nêu trên, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội sẽ tiến hành những giải pháp: Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động; kiện toàn những ban chuyên môn trên cơ sở các hội gần nhau về lĩnh vực hoạt động; tập hợp và phát triển hội thành viên tập thể, hội viên danh dự, nhất là những hội viên là các nhà khoa học đầu ngành từ các trường đại học, viện nghiên cứu, những nhà khoa học nước ngoài.
Đồng thời nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách trình thành phố ban hành, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức khoa học, công nghệ Thủ đô phát huy tiềm năng trí tuệ của mình; thường xuyên cập nhật các chủ trương, đường lối của Đảng; kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là một số chương trình kế hoạch, đề án, dự án hình thành từ 10 chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội đến các hội thành viên, nhà khoa học.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo/hanoimoi.com.vn