Làm chủ điện thoại Android
Việc làm chủ điện thoại Android (mà dân kỹ thuật gọi là “rooting”), thực ra là mở khóa các tính năng mới mà nhà mạng hoặc Google chưa hoặc không kích hoạt. Những chỉ dẫn dưới đây cho phép bạn có thể cá nhân hóa toàn bộ chiếc điện thoại Android của mình, có thể cài đặt ROM tùy biến, sao lưu dữ liệu, hay bổ sung thêm các tính năng tùy thích cho điện thoại. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc một số nguy cơ tiềm ẩn, chủ yếu là phá bỏ cơ chế bảo hành thiết bị, hoặc nếu thực hiện sai có thể khiến cho điện thoại trục trặc khó khôi phục được.
Bước 1: “Chiếm quyền điều khiển gốc”
Bước đầu tiên hướng tới việc kiểm soát tổng thể thiết bị Android là người dùng phải có được quyền truy cập gốc. Bạn có thể sử dụng chương trình Easy Root (http://www.unstableapps.com/?p=61) để thực hiện việc này. Tuy nhiên, kể từ khi Android nâng cấp lên phiên bản mới thì chương trình này lại không chạy được. Mẹo ở đây là cài phiên bản Android cũ hơn cho smartphone rồi chạy Easy Root, rồi sau đó bạn có thể cài đặt ROM tùy ý.
Trước khi bắt đầu, bạn cần nhớ rằng khi thiết bị quay trở lại phiên bản hệ điều hành Android cũ thì dữ liệu trên thẻ SD hoặc trên máy chủ Google có thể sẽ bị xóa bỏ. Bài viết này sử dụng chiếc Motorola Droid và hệ điều hành Windows làm ví dụ.
Đầu tiên, bạn cần download và cài đặt gói ứng dụng RSD Lite (http://www.multiupload.com/18B5LGCGN0) và driver Motorola USB, rồi sau đó dowload bản sao lưu của tệp tin ảnh SPRecovery SBF (http://www.multiupload.com/UVKNCWC6CR). Hãy kết nối điện thoại Android với máy tính Windows qua cổng USB, rồi tắt thiết bị đi. Khởi động lại điện thoại bằng cách nhấn giữ nút nguồn rồi sử dụng phím mũi tên để chọn khởi động ở chế độ phục hồi (Recovery Mode).
Khi điện thoại đã được bật lên, hãy chạy ứng dụng RSD Lite (kích chuột phải vào biểu tượng trong Windows và chọn chế độ “Run as administrator”), chọn tệp tin ảnh SPRecovery SBF, rồi nhấn Start. RSD Lite sẽ thay thế ảnh phục hồi và khởi động lại điện thoại. Nếu bạn chưa nhận được thông báo “Pass” từ RSD Lite sau khi thiết bị khởi động lại thì lại phải thực hiện SPRecovery cùng với with RSD Lite một lần nữa.
Bước tiếp theo là cài đặt phiên bản gốc có sẵn của Android OS 2.1 trên Droid. Để làm được việc đó, bạn cần phải download ảnh Android OS và đặt lại tên thành update.zip. Hãy kết nối Droid với PC thông qua cổng USB, bật thiết bị lên, rồi copy tệp tin update.zip vào thư mục gốc của thẻ SD. Tiếp theo hãy rút cáp USB ra, tắt nguồn và khởi động lại điện thoại Droid trong khi nhấn giữ phím “x”.
Khi điện thoại đã khởi động xong, bạn sử dụng phím âm lượng để điều hướng và nút camera để chọn chế độ Wipe data/factory reset. Chọn Wipe cache partition, tiếp theo là Install, và Allow update.zip. Bản nâng cấp sẽ được tiến hành, sau đó điện thoại Droid sẽ khởi động lại ở phiên bản Android 2.1.
Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn truy cập gốc tới các thiết bị Android khác tại địa chỉ CyanogenMod Wiki (http://wiki.cyanogenmod.com/).
Bước 2: Thay ROM
Sau khi đã nâng cấp điện thoại lên phiên bản Android 2.1, bạn cần phải nâng cấp lần nữa cho ROM bên thứ ba. Và một trong những công cụ phổ biến nhất để thực hiện việc này là CyanogenMod (http://www.cyanogenmod.com/).
CyanogenMod có ROM cho khá nhiều dòng điện thoại, và nó có thể bổ sung thêm nhiều tính năng mới, chẳng hạn như chia sẻ kết nối Internet của điện thoại với các thiết bị khác. Ngoài ra, CyanogenMod cũng cho phép bạn sử dụng ROM của phiên bản Android OS mới hơn trên thiết bị cũ hơn hoặc không được hỗ trợ, chẳng hạn như Froyo trên chiếc G1.
Sau khi đã điều khiển được thiết bị gốc, cách dễ nhất để thay thế ROM chính là sử dụng chương trình ROM Manager hiện đang được cung cấp trên Android Market (cả bản miễn phí và tính phí) để cài đặt chương trình ClockworkMod Recovery (http://www.clockworkmod.com/). Bạn hãy download, cài đặt và mở chương trình ROM Manager, rồi chọn chế độ Flash ClockworkMod Recovery, chọn thiết bị và cấp cho chúng quyền truy cập gốc khi được yêu cầu.
Tiếp theo bạn mở lại trình điều khiển ROM Manager, chọn Download ROM từ menu chính, và chọn ROM mà bạn muốn cài đặt. Khi ROM hoàn tất việc download, bạn cần cấp quyền truy cập gốc cho nó nếu cần, và chọn cả hai chế độ Backup Existing ROM và Wipe Data and Cache. Điện thoại Droid sẽ cài đặt CyanogenMod ROM và khởi động lại.
Bước 3: Tùy biến giao diện
Mặc dù giao diện Android OS theo kiểu chứng khoán đã khá đẹp nhưng bạn vẫn có thể cải thiện và tùy biến thêm, nhất là đối với bàn phím màn hình. Bạn ghen tị với bàn phím SenseUI của HTC? Bạn không có điện thoại hỗ trợ cảm biến đa điểm hoặc dùng ngón tay để phóng to-thu nhỏ trong trình duyệt Web? Chỉ cần sử dụng bản thay thế ROM có sẵn những thành tố giao diện mà bạn muốn. Từ CyanogenMod, bạn có thể nhặt ra và chọn phần bổ sung giao diện tùy biến theo ý thích.
Bước 4: Ép xung điện thoại Android
Có thể bạn đã từng ép xung PC nhưng với điện thoại thì đây lại là phạm trù khá lạ. Tuy nhiên, việc ép xung lại rất dễ dàng. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng việc này có thể gây tổn hại cho phần cứng điện thoại nếu bạn ép xung quá nhiều, hoặc sử dụng phương pháp không thích hợp với thiết bị.
Chương trình SetCPU (có bán trên Android Market) sẽ giúp bạn thực hiện việc này dễ dàng hơn. Mức mặc định của chương trình này chỉ cho tốc độ trung bình, nhưng bạn vẫn có thể cá nhân hóa ép xung lên mức cao hơn theo yêu cầu. Dĩ nhiên, xung nhịp càng cao thì điện thoại càng nhanh hao pin. Tuy nhiên, SetCPU có thể hạn chế tối đa nhược điểm này. Nếu muốn pin điện thoại dùng lâu hơn, bạn có thể sử dụng SetCPU để giảm xung xuống mức thấp hơn. Dĩ nhiên, tốc độ xử lý của điện thoại sẽ thấp hơn, đổi lại pin của máy sẽ chạy lâu hơn.
Bước 5: Quản lý tác vụ tốt hơn
Bạn không cần khởi động lại thiết bị Android để sử dụng tiện ích quản lý tác vụ này. Advanced Task Manager (có bán trên Android Market) là lựa chọn khá tốt để bạn triệt tiêu các tiến trình (process) đang chạy trên hệ thống, hoặc thiết lập các tác vụ theo lịch, hay thậm chỉ là tháo cài đặt ứng dụng trên hệ thống.
Bước 6: Sao lưu mọi thứ
Thậm chí ngay cả với một chiếc điện thoại như Android cũng có thể đối mặt với tình trạng mất mát dữ liệu. Chính vì vậy, bạn nên sao lưu dữ liệu trên điện thoại một cách thường xuyên và đầy đủ hơn. Một trong những tiện ích tốt nhất để làm điều này là Titanium Backup (có bán trên Android Market), hiện đang được cung cấp trên Android Market. Titanium Backup có thể tạo ra hoặc khôi phục ảnh chụp (snapshot) thiết bị. Bạn cũng có thể sử dụng trình quản lý tệp tin Astro File Manager (có bán trên Android Market) để theo dõi tất cả các tệp tin trên điện thoại.
“Hack” điện thoại Android nghe qua có vẻ phức tạp nhưng thực ra lại khá dễ dàng. Chỉ với chút ít thời gian, bạn có thể dễ dàng biến chiếc điện thoại Android của mình thành công cụ điều khiển đa năng và sử dụng chúng một cách hữu ích hơn.
SMS80