Làm thế nào để gọi vốn thành công cho ý tưởng khởi nghiệp?
Các DN vừa & nhỏ đang dần chứng tỏ khả năng tiên phong cho 1 nền kinh tế tân tiến, phụ thuộc vào những ý tưởng kinh doanh kiểu mới (entrepreneurial economy).
- Ứng dụng khởi nghiệp TodayTix bán được 100 triệu USD vé Broadway
- Facebook hỗ trợ các công ty khởi nghiệp Việt Nam
- BBC: Việt Nam 'là nơi khởi nghiệp'
- Quỹ TEKES Phần Lan đầu tư cho hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
- VNG, Google, Uber, Microsoft... bàn về khởi nghiệp ở Việt Nam
- 500 Startups rót 10 triệu USD cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam
- Leo Trieu: Bỏ việc nghìn đô để khởi nghiệp tại thung lũng Silicon
- Qualcomm ra mắt quỹ khởi nghiệp 150 triệu USD
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Cộng đồng startup (khởi nghiệp) đang bắt đầu gia nhập cuộc chơi, với mô hình và phương thức hoạt động tương tự các tập đoàn lớn. Sở dĩ họ có thể làm được điều đó bởi yếu tố định nghĩa thành công hiện nay chính là chất lượng đảm bảo, tư duy đổi mới và dịch vụ toàn diện, chứ không chỉ dừng lại ở qui mô và giá cả.
Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã góp phần lớn trong việc hình thành nền kinh tế ASEAN, hiện đang chiếm từ 23% đến 58% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của từng nước thành viên trong hiệp hội ASEAN.
Việt Nam đang dần trở thành trung tâm tập trung những xu hướng đổi mới về công nghệ, cũng như hàng loạt startup trong ASEAN. Chỉ trong năm ngoái, các startup Việt đã thu hút được tổng giá trị đầu tư lên đến 205 triệu USD. Không những thế, 500 Startups – quỹ đầu tư mạo hiểm lớn tại thung lũng Silicon (Mỹ) – cũng vừa thông báo quyết định thiết lập một quỹ đầu tư dành riêng cho thị trường Việt Nam.
Việc thành lập startup tiềm tàng nhiều rủi rõ, cũng như đòi hỏi tính trách nhiệm cao, bởi các ý tưởng và giải pháp mới có thể được phát triển hay bị loại bỏ nhanh chóng. Hiện nay, ngày càng nhiều người “đầu quân” cho các doanh nghiệp startup vì tính linh hoạt và cởi mở với những ý tưởng sáng tạo.
Trong nhiều trường hợp, phân đoạn phức tạp nhất trong việc hình thành một startup là tìm kiếm hỗ trợ về mặt tài chính, để đầu tư vào vật chật, thiết bị, nhân lực, logictics, marketing, v.v… Nay, với sự trợ giúp của Internet, các startup có thể dễ dàng tập hợp hàng loạt ý tưởng cũng như phản hồi, bán hàng qua mạng, tiếp cận khách hàng mục tiêu, và thậm chí kêu gọi vốn từ cộng đồng (crowdfund) cho nguồn lực tài chính.
Gọi vốn từ cộng đồng (crowdfunding) là một giải pháp đang ngày càng trở nên phổ biến, tao cơ hội cho startup trình bày ý tưởng kinh doanh của mình tới lượng lớn người tiêu dùng qua mạng Internet. Mô hình này rất đơn giản – nếu người tiêu dùng hứng thú với ý tưởng của bạn, họ sẽ tài trợ (có thể là 1 USD, hoặc cũng có thể là 1 triệu USD), và trở thành những “nhà tài trợ” (donor) hay “người ủng hộ” (backer). Nhờ vậy, startup sẽ nhận được nguồn vốn cần thiết giúp triển khai dự án kinh doanh, xây dựng cơ sở khách hàng ngay lập tức cho sản phẩm và dịch vụ của mình.
Tuy nhiên, nhiều chiến dịch gọi vốn đã không thể đạt mục tiêu đề ra. Theo tạp chí Fortune, cứ 10 startup được thành lập thì 9 sẽ thất bại.
Với một vài startup, thành công ban đầu lại có thể dẫn đến thất bại hoàn toàn sau này, nhất là với những thành công đến quá sớm. Doanh thu và sự công nhận từ công chúng có thể tạo ra cảm giác an toàn ảo. Để đảm bảo sự thành công của chiến dịch góp vốn, bạn nên cân nhắc các yếu tố sau đây:
• Chỉ bán những ý tưởng có triển vọng. Mọi sản phẩm hay dịch vụ thành công đều cần có một lợi điểm bán hàng độc nhất (unique selling point), và một câu chuyện kinh doanh hấp dẫn đi kèm. Việc thấu hiểu nhu cầu và khúc mắc của khách hàng mục tiêu chính là chìa khóa giúp bạn bán ý tưởng của mình. Trang web của bạn cần nêu rõ dịch vụ bạn đang cung cấp, và lợi ích khách hàng được hưởng.
Không như việc thu hút vốn theo các phương thức truyền thống (như rao bán cổ phần), với gọi vốn từ cộng đồng, các ‘nhà tài trợ’ sẽ hỗ trợ kinh phí cho bạn như một phiếu tín nhiệm đơn thuần, mà không quá kì vọng về các khoản lợi nhuận khổng lồ trên vốn đầu tư. Bởi vậy, ngoài việc sở hữu một sản phẩm triển vọng, bạn cần phải trình bày ý tưởng của mình theo một cách thu hút nhất, để thuyết phục mọi người mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
• Đặt mục tiêu tài trợ hợp lí. Trước khi bắt đầu một chiến dịch gọi vốn từ cộng đồng, việc quan trọng là phải xây dựng được kế hoạch chi tiêu cụ thể giúp thực hiện ý tưởng, thay vì chỉ giải ngân toàn bộ số vốn sau khi đạt đủ mục tiêu tài trợ như các dự án gọi vốn từ cộng đồng thông thường. Hơn nữa, những người ủng hộ (backer) dự án chính là những nhà đầu tư của bạn. Vì vậy, việc phát triển chiến lược sử dụng nguồn vốn này sẽ giúp những người ủng hộ (backer) hình dung được các cột mốc quan trọng, đồng thời giúp bạn kiểm soát được kỳ vọng của họ trong toàn bộ quá trình sản xuất và ra mắt sản phẩm.
• Tập trung marketing cho chiến dịch. Kế hoạch marketing sẽ quyết định khả năng thành - bại của việc kêu gọi vốn từ cộng đồng. Các nền tảng mạng xã hội là kênh truyền thông có tác động mạnh và hiệu quả; vì thế, hãy tận dụng chúng để tạo lợi thế cho chiến dịch của mình. Hãy trao đổi thường xuyên và rõ ràng với người tiêu dùng, chia sẻ trước tiến độ cho các nhà tài trợ, cho họ thấy những đột phá mới, và thông báo ngay nếu có bất kỳ thay đổi nào so với lịch trình gốc. Bạn cũng nên sử dụng mạng xã hội để thu thập phản hồi, và khuyến khích người ủng hộ (backer) chia sẻ ý tưởng của bạn với cộng đồng của họ. Thông qua mạng xã hội, bạn có thể quảng cáo ý tưởng của mình tới đông đảo người tiêu dùng một cách nhanh chóng và tiết kiệm, cũng như thu hút cộng tác từ nhiều doanh nhân hay những nhà phát triển đổi mới cùng chí hướng.
• Nêu rõ những lợi ích người ủng hộ (backer) được hưởng. Hãy thể hiển thật rõ lợi ích người ủng hộ (backer) của bạn được hưởng. Hình thức kêu gọi vốn từ công động phổ biến nhất hiện nay là cung cấp các ‘đặc quyền’ cụ thể, như tặng sản phẩm miễn phí, gói ưu đãi giá thành dành cho những ủng hộ sớm, hay được tham gia vào quá trình phát triển và phát hành sản phẩm. Thông thường, những người ủng hộ sẽ nhận được những đặc quyền khác nhau, tùy thuộc vào mức độ đóng góp của họ. Ví dụ, những khoản đóng góp nhỏ sẽ được ghi nhận trên trang website chính thức, còn những khoản lớn hơn thường được nhận những phiên bản giới hạn của sản phẩm.
• Lên kế hoạch cho thành công lâu dài. Cho dù bạn có đặt mục tiêu cho startup của mình trở thành doanh nghiệp dẫn đầu toàn ngành công nghiệp hay không, hãy nhớ rằng việc bắt đầu kinh doanh không phải là giai đoạn khó khăn nhất; và một chiến dịch góp vốn từ cộng đồng thành công thường chỉ là khởi đầu cho chặng đường dài và đầy thử thách sau này. UPS cũng từng chỉ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhỏ tại Seattle (Mỹ), với chỉ một nhân viên và một chiếc xe đạp.
Nhưng khi có khả năng nhìn toàn cảnh vấn đề, bạn sẽ có thể phát triển doanh nghiệp của mình. Nhiều startup sẽ phải thay đổi triệt để mô hình kinh doanh, có thể phải trải qua nhiều lần thử cho tới khi phù hợp. UPS đã phải chuyển đổi vài lần trong suốt quát trình phát triển, từ khởi điểm là dịch vụ đưa thư và giao hàng tư nhân, tới vận chuyển hàng hóa cho các cửa hàng bán lẻ, rồi giao nhận tại nhà, hay phục vụ chuyển phát cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp B2B. Ngày nay, UPS đang vận chuyển hơn 4,6 tỉ gói hàng một năm trên hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ
Khi công ty của bạn tiếp tục lớn mạnh và phát triển, bạn phải đưa ra những quyết định chiến lược nhằm giải quyết hàng loạt vấn đề mới, và gia cố sự hiện diện trên thị trường.
• Tạo nền tảng vững chắc cho văn hóa doanh nghiệp. Đội ngũ sáng lập sẽ tạo định hướng tinh thần chung cho toàn doanh nghiệp. Bởi vậy, hãy suy nghĩ thấu đáo và rõ ràng về văn hóa doanh nghiệp bạn mong muốn. Một đội ngũ nhân viên phù hợp là điều tối quan trọng trong mọi chặng phát triển của startup, tất nhiên là sau khi đã hoàn thành giai đoạn tìm kiếm tài trợ ban đầu. Đó chính là nền tảng giúp đội ngũ lãnh đạo định hướng cho tương lai của công ty, cũng như thu hút và giữ chân nhân tài cho sự phát triển lâu dài.
• Hợp tác với những doanh nghiệp đáng tin. Một đối tác chiến lược phù hợp sẽ cung cấp sự hỗ trợ không thể thiếu trong nhiều mặt, từ nguồn lực, mạng lưới kinh doanh hay các kĩ năng thiết yếu giúp kinh doanh thành công. Ví dụ, các startup có thể tham gia vào các chương trình “Ươm mầm khởi nghiệp” để được hỗ trợ về kĩ thuật, quản trị, tạo mẫu, thử nghiệm và marketing từ các doanh nghiệp lớn.
Cụ thể với các khởi nghiệp về thương mại điện tử (e-commerce), việc hợp tác với một doanh nghiệp cung cấp logistics lớn sẽ tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể, giúp đảm bảo thành công trong việc giữ chân khách hàng; đồng thời góp phần hỗ trợ gây dựng trải nghiệm đa kênh (omni-channel) liền mạch cho khách hàng.
Tuy nhiên, các startup thường mắc lỗi coi việc hoàn thành và vận chuyển đơn hàng chỉ là thứ yếu, trong khi đó lại đặt quá nhiều trọng tâm vào phát triển sản phẩm và marketing. Nhưng việc sở hữu sản phẩm hay dịch vụ tốt sẽ chẳng có nghĩa lý gì, nếu bạn không thể giao hàng tới khách hàng theo phương thức phù hợp với nhu cầu của họ nhất, phải không?
Nghiên cứu mới nhất của UPS cho thấy gần như 50% người mua hàng trên mạng tin rằng việc đảm bảo ngày giao hàng là một yếu tố tiên quyết khi lựa chọn và quyết định mua hàng. Giao hàng đúng hẹn là tối quan trọng, giúp nâng cao độ hài lòng của khách hàng, và quyết định khả năng tái mua hàng sau này. Điểm này quan trọng không kém gì yếu tố về chất lương hàng hóa.
Mọi người thường nghĩ rằng việc hợp tác với các doanh nghiệp logistics chỉ dành cho các tập đoàn lớn. Nhưng thực tế mối quan hệ đối tác này rất quan trọng đối với các DNVVN, nếu không nói là còn quan trong hơn so với các tập đoàn lớn. Hầu hết các DNVVN không đủ khả năng, thời gian cũng như nguồn lực để quản lý mạng lưới logistics, chuỗi cung ứng toàn cầu, hay giải quyết các rào cản thương mại. Do đó, hợp tác với một doanh nghiệp logistic có kinh nghiệm lâu năm được tích hợp công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp các startup tiết kiệm thời gian để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình.
Triển vọng kinh tế cho ngành bán lẻ ở Việt Nam vẫn được đánh giá là sở hữu tính năng động cao và sẽ tiếp tục phát triển nhờ tốc độ tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trung lưu, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng cũng rất lạc quan. Với việc ứng dụng công nghệ hiệu quả, và tạo quan hệ hợp tác vững chắc với các nhà cung cấp dịch vụ logistic có kinh nghiệm lâu năm, các DNVVN ở Việt Nam đã sẵn sàng để mở rộng quy mô kinh doanh của mình ở toàn cả châu Á, và trên khắp thế giới.
Daryl Tay (Giám đốc điều hành, UPS Việt Nam)