Lưu ảnh trên "mây" tại sao không?

11:00, 23/09/2013

Lưu ảnh hoặc video trên “mây” là lựa chọn khá tiện lợi trong lúc này khi người dùng có xu hướng “di động” và muốn truy cập vào thư viện mọi lúc, mọi nơi. Ngoài ra, việc lưu trữ trên “mây” cũng là cách để sao lưu ảnh/video phòng khi có bất trắc xảy ra với chiếc máy tính hoặc thiết bị lưu trữ của mình. 


Giống như hầu hết các phần mềm do Apple làm ra, iCloud Photo Stream không dành cho người dùng phổ thông. Nó được xây dựng cho “iLifers”, cụm từ dùng để chỉ những người sử hữu iPad, iPhone và máy Mac. Ứng dụng giúp đồng bộ ảnh giữa 3 nền tảng này giúp chúng ta chia sẻ ảnh với bạn bè thông qua các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS, hoặc tạo thư viện ảnh trên web để cho mọi người cùng vào xem. Ứng dụng hỗ trợ cả ảnh RAW nhưng lại không chấp nhận các định dạng video. Ngoài ra, phần mềm này chỉ đồng bộ được 1.000 ảnh mới nhất trên các thiết bị, và tuy là cách thức backup ảnh tự động tiện lợi cho iPhone nhưng bản thân lại không phải là dịch vụ lưu trữ “đám mây” đầy đủ. Do iOS chưa hỗ trợ đồng bộ nền cho các ứng dụng thứ ba nên Photo Stream chỉ được xem là cách duy nhất để tự động upload ảnh mà người dùng không phải “mó” tay vào. Photo Stream hoạt động khá ổn định nó lại không cho xem toàn bộ ảnh trừ khi bạn dùng chính chiếc máy Mac của mình. Ứng dụng cũng không hỗ trợ video và cũng không dành cho các nền tảng “phi” Apple khác (kể cả là Web). 


Sau khi mua lại bộ phận dịch vụ - ảnh web Snapjoy tháng 12 năm ngoái, Dropbox đã triển khai một tính năng mới dành cho lưu trữ ảnh. Bạn có thể “ảnh hóa” toàn bộ ảnh lưu trên Dropbox, và cũng là lần đầu tiên tính năng này giúp mang lại một giải pháp thực sự cho lưu trữ ảnh trên mạng. Bạn có thể tạo album ảnh rồi chia sẻ với bạn bè, và duyệt mọi thứ ở chế độ “Windows Explorer” rất tiện lợi cho duyệt các thư mục ảnh. Trong khi những ứng dụng như Loom dành chủ yếu cho thiết bị di động thì ngay từ đầu Dropbox chỉ được xây dựng cho máy desktop. Tuy vẫn dùng được Dropbox trên thiết bị di động nhưng tốc độ cực chậm, nhất là đối với các dòng máy đời cũ. Thêm vào đó, Dropbox thường tải tất cả ảnh ở độ phân giải đầy đủ nên mở ảnh khá chậm và tốn nhiều không gian lưu trữ nếu bạn định “save” ảnh. Tuy cho phép người dùng chia sẻ khá nhiều ảnh từ điện thoại nhưng Dropbox lại không hỗ trợ chế độ album và cũng không có chức năng chỉnh sửa ảnh. Dropbox chỉ cho phép lưu tối đa 15 phút đầu tiên của các đoạn video mà người dùng upload lên, một chỉ dấu cho thấy nó chỉ thiên về lưu trữ ảnh chứ không phải video. Tuy nhiên, Dropbox vẫn được đánh giá là dịch vụ đáng tin cậy, cho phép tự động backup ảnh trên thiết bị và có khá nhiều lựa chọn đáng để dùng thử. 


Ứng dụng này có giao diện tiện lợi cho thao tác lưu trữ ảnh. Nó tự động nhóm các thư mục ảnh theo ngày, giờ, hay thậm chí là theo nội dung ảnh. Ứng dụng có cả phiên bản miễn phí và tính phí. Với 49USD/năm, bạn có thể upload tất cả các bức ảnh của mình lên server của Everpix. Người dùng có thể xem ảnh trên web hoặc trên ứng dụng iOS. Ngoài ra, một phiên bản Android giới hạn của Everpix cũng đang được đưa vào sử dụng cho phép tự động upload lên mạng. Cũng như Loom, Everpix tạo ra các phiên bản thu nhỏ của từng bức ảnh cho mỗi thiết bị bạn đang sử dụng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiết kiệm được khối dung lượng cần để lưu trữ ảnh. Everpix hiện đang trong quá trình phát triển thế nên những hạn chế của nó như không thể chỉnh sửa ảnh hay không hỗ trợ video là điều dễ hiểu. 


Là dịch vụ upload ảnh nhanh và toàn diện cho ảnh và video từ máy Mac hoặc thiết bị iOS lên “mây”. Với dịch vụ này, bạn có thể làm được khá nhiều thứ, từ tạo album, tag khuôn mặt trong bức ảnh, hay xem bản đồ ảnh. Khả năng tìm kiếm ảnh của Picturelife cũng tuyệt, cho phép tìm ảnh bằng các từ khóa dễ hiểu kiểu như “pictures taken by an iPhone 5” (ảnh chụp bằng iPhone 5), “pictures from 2008 taken with people” (ảnh chụp mọi người từ năm 2008), “pictures tagged as ‘Family,’” (ảnh được đánh dấu Family”, hay thậm chí là cả “Pictures in New York in Winter” (ảnh chụp ở New York vào mùa đông). Picturelife là công cụ mạnh, tương đương với thư viện ảnh trên desktop nhưng không phải lúc nào nó cũng hoạt động ổn định.


Là ứng dụng dành cho máy Mac và iOS, Loom cho phép lưu trữ toàn bộ ảnh của bạn và đồng bộ giữa các thiết bị với nhau. Ảnh upload lên có thể xem trên web hoặc trên ứng dụng iOS. Trên máy Mac, bạn có thể chọn các thư mục ảnh cụ thể để upload lên, hoặc chỉ cần kéo thả ảnh vào thư mục Loom là xong. Cũng giống như Dropbox, ảnh upload lên sẽ hiển thị ngay lập tức trên các thiết bị. Có lẽ tính năng mạnh nhất của Loom là việc nó giải phóng không gian lưu trữ của thiết bị bằng việc tạo ra các bản sao khác nhau của ảnh tùy vào kích cỡ màn hình đang sử dụng. Loom cũng cho phép xem ảnh offline và được xem là giải pháp thay thế choPhoto Stream.


Khi Marissa Mayer lên lãnh đạo Yahoo, nữ CEO này đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là sẽ cải tổ dịch vụ lưu trữ ảnh Flickr. 10 tháng sau, Flickr đã được thiết kế lại cho phép lưu trữ ảnh ở độ phân giải đầy đủ và miễn phí tới 1TB dung lượng lưu trữ. Có nhiều lý do để Flickr cuốn hút những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Trước hết là khả năng lưu trữ ảnh ở nhiều độ phân giải khác nhau. Tiếp đến là việc có thể tích hợp dịch vụ này cho nhiều ứng dụng bên thứ ba. Ngoài ra, Flickr còn là lựa chọn hàng đầu cho chia sẻ ảnh trực tuyến. Tuy nhiên, đã lâu rồi dịch vụ này chưa được nâng cấp (từ năm 2009)và dung lượng video upload lên bị giới hạn ở mức 1GB. 


Có giao diện tương tự như Windows Explorer nhưng hoạt động trên web, SkyDrive cung cấp 7GB lưu trữ miễn phí cho tất cả các loại tệp tin (trong đó có ảnh). Người dùng có thể lưu trữ dưới dạng album và hiển thị ở dạng slideshow, hoặc có thể nhúng vào các website bên thứ ba. SkyDrive có nhiều phiên bản khác nhau dành cho Android, iOS, Windows Phone hay thậm chí là cho nền tảng máy Mac và Windows. Riêng với Windows, SkyDrive cho phép tự động upload ảnh lên mạng mà không cần thao tác của người dùng. Tuy nhiên, SkyDrive cũng có một số hạn chế nhất định và có cảm tưởng như chúng được xây dựng cho mục đích lưu trữ tệp tin chứ không dành cho ảnh. Chính vì vậy mà nếu chỉ lưu trữ ảnh ở mức đơn giản thì SkyDrive là giải pháp miễn phí rất tuyệt. Nhưng nếu bạn cần nhiều tính năng hơn thì nên cân nhắc các lựa chọn khác. 


Là dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho ảnh và video, Stream Nation nghiêng về video nhiều hơn với nhiều tính năng chuyên biệt. Lần đầu đăng nhập vào dịch vụ, bạn sẽ có lựa chọn “import” tệp tin từ máy tính, thiết bị di động, web, tài khoản Dropbox, hay thậm chí là từ cả YouTube, Vimeo và các trang video khác. Khi nội dung đã được upload lên, Stream Nation sẽ chuyển đổi sang các định dạng video phổ thông để người dùng có thể phát triển thiết bị iOS. Dịch vụ này còn cung cấp khả năng tag nội dung, kiểm tra độ phân giải video đang xem hay lưu lại để xem ở chế độ offline trên di động. 


Với nỗ lực xâm nhập sâu hơn vào mảng mạng xã hội, Google đã dồn nhiều nguồn lực cho Google+ Photos. Dịch vụ này cung cấp 15GB lưu trữ miễn phí và có thể chia sẻ trên nhiều sản phẩm khác của Google như Gmail, Drive và Google+. Không như các dịch vụ khác, Google+Photos hỗ trợ cả định dạng ảnh RAW. Nếu bạn dùng hết dung lượng, Google sẽ “biếu có tính phí” thêm 16TB nữa với biểu giá: 799,99USD/tháng/16TB. 


Từng là lựa chọn ưa thích của nhiều nhiếp ảnh chuyên và bán chuyên, SmugMug vừa được cải tổ trong tháng trước với giao diện mới mẻ và tiện lợi. Tuy nhiên, không giống các dịch vụ còn lại, SmugMug không được cung cấp miễn phí. Bạn chỉ được sử dụng thử 14 ngày rồi sau đó sẽ phải trả 40USD/năm (mức cơ bản) hoặc 300USD/năm (mức cao cấp – có thể cho phép bán ảnh trực tiếp từ website). SmugMug hỗ trợ cả ảnh RAW nhưng bạn sẽ phải trả thêm tiền cho tính năng này. Ngoài ra, nếu upload ảnh lớn hơn 50MB/ảnh, bạn cũng sẽ phải trả thêm tiền. SmugMug chạy trên nền tảng iOS và Android, và được đánh giá là dịch vụ “đắt sắt ra miếng”.  

Nguyễn Hoàng 
TIN LIÊN QUAN