Một số định hướng mới, quan trọng của ngành TTTT trong 6 tháng đầu năm 2021
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố Báo cáo tóm tắt một số kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật 6 tháng đầu năm, định hướng 6 tháng cuối năm 2021 của ngành Thông tin Truyền thông.
Về một số định hướng mới, quan trọng của ngành TTTT trong 6 tháng đầu năm 2021 như sau:
Định hướng Chiến lược Hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 xác định hạ tầng viễn thông thế hệ mới hay còn gọi là hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng và hạ tầng điện toán đám mây; đây chính là hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế số, xã hội số, chính phủ số. Chiến lược sẽ xác định các giải pháp đột phá mà các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần triển khai để thúc đẩy phát triển hạ tầng số - hướng tới mục tiêu, đến năm 2025 đưa Việt Nam vào danh sách 50 nước dẫn đầu trên thế giới về chỉ số phát triển CNTTTT theo đánh giá của ITU.
Chiến lược dữ liệu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 khẳng định dữ liệu số là nguồn tài nguyên mới phục vụ cho phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và CMCN 4.0. Chiến lược sẽ định vị vị trí và vai trò của dữ liệu trong phát triển Chính phủ số, kinh tế số; xác định định hướng và tầm nhìn về khai thác dữ liệu số với 2 mũi nhọn là cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu lớn; đưa ra cách thức tiếp cận mới trong thu thập, sử dụng và khai thác dữ liệu để góp phần nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh.
Định hướng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 20301 khẳng định quyết tâm cao, tư duy đổi mới, nắm bắt và đi cùng xu thế thế giới của Chính phủ, TTgCP trong công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số. Chiến lược đưa ra tư tưởng triển khai nhanh, sớm hoàn thành các mục tiêu phát triển CPĐT trong năm 1 Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ DỰ THẢO 2 2021 với phương châm cách làm dựa trên nền tảng và định hướng mở, thu hút cả người dân, doanh nghiệp tham gia nâng cao chất lượng và cung cấp dịch vụ.
Dữ liệu số là nguồn tài nguyên mới phục vụ cho phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và CMCN 4.0.
Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ động tham gia sớm vào quá trình nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ số để tự chủ, tự cường trong quá trình phát triển, để có sự phát triển đột phá, nhanh chóng bắt kịp các nước phát triển; là lực lượng chủ lực và tiên phong thực hiện CĐS quốc gia, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng vào năm 2045.
Chiến lược phát triển hạ tầng bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 khẳng định vai trò và tầm quan trọng của Bưu chính trong nền kinh tế nói chung và trong ngành TTTT nói riêng. Nội dung chiến lược sẽ tập trung thúc đẩy phát triển lĩnh vực bưu chính thông qua việc tận dụng tối đa thành tựu của công cuộc chuyển đổi số; đưa Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là đối với thương mại điện tử; bảo đảm dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu hình thành một Việt Nam số vào năm 2030.
Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số mang ý nghĩa rất quan trọng để xác định cụ thể, rõ ràng quan điểm, tầm nhìn cũng như định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển, làm căn cứ để các bộ, ngành địa phương triển khai. Chiến lược này sẽ là căn cứ đảm bảo sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đầu tư xứng tầm của tất cả các bộ, ngành, địa phương, huy động rộng rãi các nguồn lực của xã hội cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nhằm thực hiện định hướng Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo” và mục tiêu đến 2025 “kinh tế số đạt khoảng 20% GDP”.
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm xây dựng cho Việt Nam một nền báo chí hiện đại, đa nền tảng, đa phương tiện, ứng dụng công nghệ số để cá nhân hóa việc cung cấp thông tin 3 đảm bảo chính xác, kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, góp phần định hướng dư luận xã hội, củng số sự đồng thuận và niềm tin xã hội; Đưa sản xuất nội dung và phân phối nội dung lên môi trường số, đổi mới cách làm nội dung, đổi mới mô hình quản lý, tác nghiệp của cơ quan báo chí, làm chủ nền tảng phân phối nội dung trên không gian mạng.
Phương Mai (T/h)