Một số "thủ đoạn" trộm cước viễn thông

10:41, 17/04/2008

XHTTOnline: Công nghệ ngày càng phát triển thì nạn trộm cắp cước, lấy cắp các thiết bị trong công trình Viễn thông ... ngày càng gia tăng. Tính từ năm 2001 đến nay, tại nước ta đã phát hiện hơn 40 vụ trộm cước Viễn thông quốc tế. Ngày nay, với sự bùng nổ Internet thì ăn cắp cước Viễn thông ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Khái niệm trộm cước "Ăn cắp cước Viễn thông" là việc thực hiện cuộc gọi đầu cuối (termination) xuất phát ở nước ngoài vào Việt Nam, thông qua Internet và công nghệ VoIP, với mục đích hưởng chênh lệch giá cước Viễn thông quốc tế và nội hạt vào Việt Nam. Giá cước của một cuộc gọi hợp pháp và một cưộc gọi trộm cước Giá cước của một cuộc gọi hợp pháp cao hơn giá cuộc của một cuộc gọi bất hợp pháp đến 20 lần, thậm chí nhiều trường hợp còn cao hơn nữa. Sở dĩ có sự chênh lệch giá cả lớn như vậy là do số tiền mà thuê bao nước ngoài phải trả cho những người sở hữu những thiết bị đặc biệt dùng để trộm cước thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà họ phải trả để thuê những kênh TDM cho những cuộc gọi hợp pháp. Cách thức thực hiện trộm cước Việc thực hiện cuộc gọi đầu cuối vào Việt Nam đều phần lớn xuất phát từ nhu cầu liên lạc với người thân ở nước ngoài, chủ yếu ở Mỹ, úc và một vài nước Châu Âu. Khi Internet chưa phát triển thì các mạch thoại TDM vẫn là giải pháp duy nhất và giá cước gọi về Việt Nam rất cao do chi phí để duy trì các mạch TDM rất đắt tiền. Các hãng điện thoại lớn trên thế giới như AT&T, Sprint hay những hãng trong khu vực như Singtel, đều phải thông qua hệ thống bưu điện Việt Nam để thuê những luồng thoại truyền sau đó bán lại cho người sử dụng bản xứ hay các nhà cung cấp bản xứ tại nước sở tại. Việc duy trì các mạch thoại truyền thống rất đắt tiền nên khi VoIP ra đời, hầu hết các dịch vụ trên chuyển sang sử dụng công nghệ VoIP termination và kết nối vào mạng thoại truyền thống thông qua các cổng giao tiếp. Ngày nay, sự có mặt của ADSL cùng với sự phổ biến của công nghệ termination nên việc kết nối từ internet vào mạng thoại truyền thống của Việt Nam càng trở nên dễ dàng hơn. Tội phạm đã lợi dụng điểm này để trộm cước Viễn thông. Hình vẽ mô tả cách thức để trộm cước Viễn thông: Có thể trình bầy một cách vắn tắt hoạt động trộm cước như sau:
 
Bình thường, khi một thuê bao ở nước ngoài muốn gọi về một thuê bao ở Việt Nam, thì thuê bao của nước ngoài sẽ đi vào mạng của nước này (mạng IP) và mạng của nước này sẽ định tuyến tới tổng đài Toll của Việt Nam. Từ Toll, sẽ định tuyến đến số thuê bao bị gọi. Và mạng Viễn thông của nước ngoài phải trả cho phía Việt Nam một phần lợi nhuận thu được (theo thỏa thuận từ trước). Muốn thực hiện được trộm cước thì tội phạm Viễn thông đã lắp đặt những thiết bị đặc biệt (FXO, GSM modem, GSM kết hợp Mobile VSAT,USb/PCMCIA GSM...). Các thiết bị này có khả năng thu cuộc gọi từ mạng IP và phát cuộc gọi vào mạng PSTN truyền thống. Các thiết bị này sẽ đăng kí vào một hệ thống IP telephone của nước ngoài (tất nhiên để đăng kí được vào hệ thống này thì đã có sự thỏa thuận trước giữa hai bên) hay bất kì đâu trên Internet. Khi đối tác ở nước ngoài nhận một cuộc gọi với mã +084 tức Việt Nam, hệ thống của họ sẽ tra bảng định tuyến của mình để xác định được địa chỉ IP hoặc tên miền của thiết bị đặc biệt này. Thực hiện cuộc gọi VoIP sử dụng nhiều công nghệ khác nhau như H323, SIP, MGCP...được gừi đến thiết bị đặc biệt thông qua bộ giao thức TCP/IP và mạng Internet. Thiết bị đặc biệt này lúc đấy đang kết nối với mạng thoại PSTN của Việt Nam sẽ xử lý cuộc gọi VoIP đó ra ngoài PSTN. Như vậy cuộc gọi đã được hòa vào mạng PSTN của Việt Nam và thay vì tính cước cuộc gọi quốc tế sẽ là tính cước cho cuộc gọi VoIP và gọi nội hạt. Các đối tác nước ngoài sẽ chia một phần lợi nhuận theo sự thỏa thuận từ trước cho những cá nhân hay tổ chức sở hữu các thiết bị đặc biệt giúp cho cuộc gọi của họ có thể tới đích chứ không phải trả cho VNPT hay các nhà cung cấp dịch vụ chính thức của Việt Nam. Những đối tác nước ngoài họ vẫn biết là về Việt Nam thì những cuộc gọi của họ đang chuyển qua con đường bất hợp pháp nhưng họ vẫn chấp nhận bởi số tiền mà họ phải trả cho những cá nhân hay tổ chức sở hữu những thiết bị này là ít hơn so với số tiền mà họ phải trả nếu qua các kênh chính thức. Hoàng Tuyết
TIN LIÊN QUAN