Ngành Giáo dục thực hiện hiệu quả trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng
Ngày 2/3, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Ngô Thị Minh làm việc với đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet của Bộ GDĐT.
- Ra mắt nền tảng giao dịch du lịch trực tuyến Crystabaya
- Từ 1/7, chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến với 18 dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
- Từ ngày 1/7, 18 dịch vụ công lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chỉ nhận hồ sơ trực tuyến
- Chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử phải khai báo thuế thay khách hàng
- Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia vào năm 2025
Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc cùng Bộ GD&ĐT.
Dự và phát biểu tại buổi làm việc có ông Đặng Xuân Phương, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và các thành viên; Phía Bộ GD&ĐT có Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT.
Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi để cùng nhau làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để tham mưu cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để trong thời gian tới việc ban hành chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông trên mạng Internet nói chung và trong lĩnh giáo dục và đào tạo nói riêng được tốt hơn.
Báo cáo của Bộ GDĐT với đoàn giám sát của Quốc hội cho thấy, công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ GDĐT liên quan tới quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet được quan tâm sát sao.
Cụ thể, việc xây dựng, ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách về việc tổ chức dạy học trong môi trường mạng; việc bảo đảm nghĩa vụ và quyền hạn người học; trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trước tác động của việc cung cấp và sử dụng thông tin trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông trên mạng Internet.
Hàng năm, Bộ GDĐT chỉ đạo, quán triệt toàn ngành thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối và đảm bảo an ninh thông tin trên môi trường Internet. Cùng với đó, trong hoạt động điều hành, Bộ GDĐT cũng đã ban hành các quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử, cổng thông tin điện tử tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, học sinh, sinh viên cả nước phải chuyển hình thức từ học trực tiếp sang học trực tuyến, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng đã chỉ đạo các đơn vị hoàn thiện việc liên thông hệ thống văn bản quốc gia, khai thác và vận hành tốt cơ sở dữ liệu tại địa phương và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm phục vụ công tác dạy và học, phần mềm quản lý trường học, phần mềm sổ điểm điện tử, hệ thống hội nghị truyền hình, hội thảo và tập huấn qua mạng…
Phát biểu tại buổi làm việc, các thành viên của đoàn giám sát cho rằng ngành giáo dục là một trong những ngành thực hiện cập nhật công nghệ thông tin một cách tích cực nhất. Các đại biểu cũng đánh giá cao hoạt động điều hành của Bộ GDĐT trong hai năm 2020-2021 để hướng dẫn các địa phương và các cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển trạng thái từ sang dạy học trực tuyến, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Các đại biểu cũng cho ý kiến về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong trong bối cảnh chuyển đổi số, đánh giá cụ thể việc giảng dạy môn tin học ở các cấp học phổ thông và những khó khăn nếu có về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên. Giải pháp thúc đẩy các trang thông tin điện tử, các mạng xã hội/group của các trường, cơ sở giáo dục; giải pháp nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, sinh viên về ý thức và kĩ năng tiếp nhận thông tin trên không gian mạng.
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Đặng Xuân Phương, trong hai năm qua (2020-2021), Bộ GDĐT đã chỉ đạo, đảm bảo chất lượng dạy và học trong điều kiện dịch bệnh liên tục. Ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành phục vụ trực tiếp cho công tác dạy - học và quản lý dữ liệu liên quan trên môi trường mạng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị ngành Giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa giáo dục lý tưởng chính trị, đạo đức cho học sinh sinh viên, nhất là giáo dục kỹ năng liên quan đến ứng xử trên môi trường Internet. Bộ GDĐT cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan để hướng dẫn và quản lý học sinh, sinh viên trên môi trường mạng, nhất là khi các em học sinh, sinh viên tham gia mạng xã hội và các trò chơi trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi làm việc.
Tiếp thu ý kiến của các thành viên đoàn giám sát, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh một lần nữa khẳng định việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, đảm bảo an toàn thông tin trên mạng, dạy và học trực tuyến luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm. Nhất là trong hai năm 2020-2021 khi mà toàn ngành giáo dục phải chuyển trạng thái sang dạy học trực tuyến vừa đảm bảo chất lượng dạy - học, vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh mong muốn, sự phối hợp của các bộ, ban, ngành để trong thời gian tới, công cuộc thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo thành công. Đối với việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhà giáo về Internet, an toàn thông tin, an ninh mạng cần phải có căn cứ là các văn bản quy định của các bộ quản lý về chuyên môn.
Hoàng Hằng (T/h)