Ngành thủy sản gặp khó do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Minh Phương 21:16, 01/04/2020

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết: xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước đạt 549 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do dịch bệnh bùng phá khiến cho nhiều nước phong tỏa thị trường dẫn đến hoạt động thương mại đình trệ, do vậy xuất khẩu sang các thị trường sụt giảm mạnh. Các thị trường có tỷ lệ khách hàng yêu cầu hoãn giao hàng hoặc hủy đơn hàng tập trung chủ yếu tại Châu Âu, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết: xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước đạt 549 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang những thị trường lớn bị ảnh hưởng dịch bệnh đều giảm mạnh. xuất khẩu sang EU giảm sâu nhất (giảm 40%), sang Trung Quốc giảm 25%, Hàn Quốc giảm 24%, Nhật Bản giảm 19%.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết: xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 ước đạt 549 triệu USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Mỹ giảm ít hơn các thị trường khác ( giảm 8,6%) có thể nhờ sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn giữ được thị phần tại phân khúc bán lẻ. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ nói chung giảm nhưng nhu cầu các sản phẩm tươi, sống, đóng hộp vẫn tăng. Trong tuần đầu tháng 3, doanh số bán lẻ thủy sản đóng hộp tại Mỹ tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong ba tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 1,5 tỷ USD, giảm 14%. Trong đó, xuất khẩu cá tra giảm mạnh nhất (đạt hơn 325 triệu USD, giảm 31%), chủ yếu do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong hai tháng đầu năm.

Nhiều doanh nghiệp thủy sản điêu đứng

Việc tiêu thụ chậm khiến việc thanh toán cũng bị trì hoãn ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn của doanh nghiệp. Theo VASEP, tỷ lệ các đơn hàng của các DN được giao bình thường theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30-50%. Còn tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu tạm hoãn, dừng hoặc hủy khá cao (lần lượt 20-40% và 20-30%).

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không có các đơn hàng mới trong quý II và III/2020. Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản ở cả 3 nhóm hàng (tôm, cá tra, hải sản khai thác) đều gặp khó khăn về tài chính vì thu hồi tiền từ khách hàng rất chậm, doanh thu xuất khảu giảm mạnh, không xoay vòng được vốn, không có tiền trả các khoản vay ngân hàng, trong khi phải gánh nhiều loại chi phí tại ngân hàng cũng như phát sinh nhiều khoản chi phí mới do tình hình vận chuyển hàng hóa,…

Rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không có các đơn hàng mới trong quý II và III/2020. Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản ở cả 3 nhóm hàng (tôm, cá tra, hải sản khai thác) đều gặp khó khăn về tài chính .

Theo phản ánh mới đây của một số doanh nghiệp thủy sản, thị trường Trung Quốc đã có nhu cầu nhập khẩu trở lại nhưng đơn đặt hàng không nhiều, hơn nữa, khách hàng Trung Quốc muốn ép giá mặc dù giá chào bán sản phẩm đã thấp hơn so với trước dịch. Hơn nữa, sau khi dịch Covid bớt căng thẳng tại Trung Quốc, các doanh nghiệp nước này có nhu cầu nhập khẩu nhưng khó tiếp cận các nguồn tài chính để vay vốn.
Nhìn chung, diễn biến dịch bệnh Covid còn đang rất phức tạp tại các nước trên thế giới, do vậy, trong vài tháng tới, tình hình xuất khẩu chắc chắn tiếp tục bị tác động giảm. Doanh nghiệp chưa thể thoát khỏi tình trạng bị sụt giảm, hoãn, hủy đơn hàng, vận tải hàng hóa khó khăn, việc thanh toán cũng không thuận lợi, sẽ có không ít doanh nghiệp (nhất là những doanh nghiệp nhỏ) không thể trụ vững vì thiếu vốn để duy trì, để quay vòng kinh doanh.

VASEP cho rằng, doanh nghiệp thủy sản đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm giảm bớt áp lực và khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19 như: miễn nộp kinh phí Công đoàn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm giá điện, thuê kho lạnh, gia hạn thanh toán điện, giãn nợ, cho vay lãi suất thấp, giảm các thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra và chuẩn bị phương án và điều kiện để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất – xuất khẩu sau dịch.

PV (TH)