Nghiên cứu đột phá để khắc phục hiện tượng “đàn ong lìa tổ”

12:40, 28/08/2015

Ngày 28/8/2015, tại Úc, Intel đã công bố việc hợp tác lần đầu với CSIRO – cơ quan Khoa học Quốc gia Úc trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe của loài ong mật.

1

Bộ bo mạch Intel Edison Breakout, một nền tảng điện toán có khả năng tùy chỉnh, với kích cỡ chỉ nhỉnh hơn một con tem bưu điện, sẽ được CSIRO phân phối đến các đối tác nghiên cứu khắp toàn cầu dưới dạng một bộ công cụ vi cảm biến theo dõi loài ong. Hành động này là một phần của chương trình Bảo vệ sức khỏe ong mật trên toàn cầu (Global Initiative for Honey bee Health – GIHH). Nằm trong bộ vi cảm ứng này, bo mạch Intel Edison sẽ được đặt bên trong tổ ong để theo dõi hành vi của các con ong thông qua các thẻ Nhận dạng tần số sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification – RFID) được đặt trên lưng của mỗi con ong. 
 
6

Các bộ cảm ứng có cách thức hoạt động tương tự như thẻ định dạng E-Tag của các phương tiện giao thông, thẻ sẽ ghi nhận lại thông tin khi một con ong bay ngang qua bo mạch Intel Edison. Dữ liệu thu được từ các đầu đọc thẻ RFID và các cảm ứng môi trường phụ gắn trên bo mạch Intel Edison sẽ cung cấp những thông tin giá trị cho những người nuôi ong, các chủ trang trại, các tập đoàn công nghiệp và chính phủ. Những thông tin này sẽ cho chúng ta biết giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho loài ong mật, chủng loại mà nhờ đó con người có thể thụ phấn cho 1/3 lượng thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ.
 
2

Ông David Mellers, Giám đốc Kinh doanh Giải pháp Doanh nghiệp của Intel tại Úc và New Zealand cho biết: “Gordon Moore, nhà đồng sáng lập ra Intel, đã dự đoán số lượng các bóng bán dẫn/ điện trở chuyển (transistors) trên một con chip máy tính sẽ gia tăng số lượng gấp đôi mỗi năm. Dự doán này đã trở thành động lực thúc đẩy cho toàn ngành công nghệ, cho phép chúng ta liên tục thu nhỏ kích cỡ công nghệ và biến công nghệ trở nên ngày càng tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, định luật này cũng giúp chúng ta suy ngẫm lại những lĩnh vực nào và trong tình huống nào có thể ứng dụng công nghệ điện toán. Định luật Moore không chỉ mở đường cho sự thay đổi về công nghệ, nó còn tạo ra giá trị kinh tế to lớn và sự phát triển vượt bậc của xã hội, và việc ứng dụng công nghệ trong dự án GIHH đã chứng minh cho nhận định này.” 
 
5

Giáo sự Paulo de Souza, Trưởng nhóm nghiên cứu khoa học của CSIRO cho biết: “Các tổ ong đang dần tan rã trên toàn thế giới và chúng tôi không biết lý do vì sao. Do tính cấp bách và mức độ phổ biến của vấn đề này, chúng tôi nhận thấy nhu cầu cần phải phát triển một phương pháp nghiên cứu mà bất kỳ nhà khoa học nào cũng có thể dễ dàng sử dụng. Bằng cách này, chúng tôi có thể chia sẻ và so sánh dữ liệu thu được trên khắp thế giới để cùng nhau nghiên cứu về sức khỏe của loại ong. Nỗ lực cộng đồng này là một ví dụ tuyệt vời cho thời đại Internet của vạn vật.”
 
4

Bộ bo mạch Intel Edison Breakout sẽ thu thập các dữ liệu trong tổ ong và gửi các thông tin này theo đường dài đến Cổng Truy Cập Dữ liệu của CSIRO. Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các tín hiệu từ bộ cảm ứng gắn trên Intel Edison để xây dựng một mô hình 3D hoàn chỉnh và tái hiện lại cách các con ong di chuyển xung quanh khu vực. Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ cách thức di chuyển, hành vi và phản ứng của loài ong trước các nhân tố gây căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của loài ong và quá trình thụ phấn. 

Ngoài theo dõi hoạt động của tổ ong, bo mạch Intel Edison cũng sẽ thu thấp các thông tin về môi trường xung quanh, như độ ẩm xung quanh tổ ong, nhiệt độ và bức xạ mặt trời. Phương pháp này ban đầu được CSIRO sử dụng ở Hobart, Tasmania, tại đây có hơn 10.000 bộ cảm ứng được gắn trên lưng của các con ong. Nối tiếp sự thành công của dự án này, CSIRO hiện đang tìm cách hợp tác với các trung tâm nghiên cứu khác trên toàn thế giới để mở rộng phạm vi nghiên cứu của dự án lần này. 

Chương trình bảo vệ sức khỏe ong mật trên toàn cầu do CSIRO khởi sướng với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, người nuôi ong, chủ nông trại, các doanh nghiệp và các công ty công nghệ cùng nhau hợp tác nhằm tìm hiểu rõ hơn những nhân tố gây ra hiện tượng “Đàn ong lìa tổ” (Colony Collapse Disorder – CCD), một hiện tượng đe dọa dân số của loài ong trên toàn cầu. 

Chương trình GIHH sẽ cung cấp cho các thành viên những bộ công cụ vi cảm ứng để kết hợp với các chương trình nghiên cứu của riêng bản thân họ nhằm cùng nhau tìm hiểu các nhân tố đa dạng ảnh hưởng đến sức khỏe của tổ ong. CSIRO sẽ phân tích các dữ liệu nhằm điều tra điều kiện sinh trưởng tối ưu dành cho loài ong và gia tăng thêm hiểu biết về hiện tượng “Đàn ong lìa tổ”. 

Có thể tìm hiểu thêm thông tin về chiến dịch GIHH của CSIRO ở đây: https://research.csiro.au/gihh


TIN LIÊN QUAN