Những smartphone giá rẻ nào sẽ thống lĩnh thế giới?

08:00, 05/07/2015

Các thương hiệu smartphone được “sinh ra và phát triển” tại Mỹ như Apple bao giờ cũng được đông đảo người dùng trên thế giới lựa chọn, phải chăng chúng được đảm bảo về mặt chất lượng, tính năng, kiểu dáng thời thượng…

Nắm bắt được tâm lý của số đông người tiêu dùng, các thương hiệu smartphone đến từ Trung Quốc đang tìm cách “đặt chân” vào thị trường này để từ đó bước ra cả thế giới.

Nhiều hãng sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) có trụ sở lại các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada… vẫn đang ngày đêm tìm cách đưa các sản phẩm của mình vào thị trường lớn nhất thế giới là Mỹ.

Hàng loạt các thương hiệu smartphone Trung Quốc đã lên kế hoạch bước chân vào thị trường màu mỡ nhất thế giới này, bằng cách phá vỡ “bức thành trì kiên cố” của Apple và Samsung. Smartphone sản xuất tại Trung Quốc được đánh giá là có kiểu dáng đẹp mắt, táo báo trong thiết kế và giá rất rẻ. Nhìn bề ngoài chúng không kém cạnh các smartphone hạng sang như iPhone mà giá thì không đến vài trăm USD, kèm theo các tính năng độc đáo hơn hẳn.

Lenovo

Hãng sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới – Lenovo đã bước chân vào thị trường Hoa Kỳ bằng cách mua lại Motorola hồi năm ngoái và hiện tại một vài model của thương hiệu này đang được bán tại đây. Motorola đã đánh mất rất nhiều hình ảnh kể từ khi ra mắt smartphone Razr – được cho là “hàng độc”, có một không hai. Mặc dù chỉ chiếm 5% thị phần smartphone tại Mỹ, nhưng vẫn là quá tốt cho Lenovo đứng ở vị trí thứ 4 tại đây.

Huawei

Với khát khao nhanh chóng được ra nhập vào thị trường điện thoại thông minh Hoa Kỳ, Huawei không từ bỏ một cơ hội nào, thậm chí là chỉ trong một thời gian ngắn hãng này đã bỏ hẳn tên thương hiệu sản phẩm vốn được cho là rất khó để phát âm "FutureWei". Là hãng sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới, Huawei cũng đã lập kế hoạch hợp tác với hai trong số những nhà cung cấp lớn nhất thị trường Mỹ vào năm nay.

LeTV

Là một thương hiệu lớn ở Trung Quốc và được coi như Netflix ở quốc gia này (Netflix hiện nay có thể coi là mạng truyền hình cable được xem nhiều nhất ở Mỹ, về cơ bản không kém gì Disney Channel). Khi LeTV ra mắt smartphone đầu tiên vào ngày 19/5 năm nay với tên gọi là LeSuperphone, đã có khoảng 3 triệu người đăng ký mua và hãng này cũng đã bán được 300.000 chiếc chỉ trong vòng 3 giây. Nhưng ở Mỹ, LeTV gần như không có tên tuổi. Vì vậy, hãng này đã thuê một người Mỹ là JD Howard làm giám đốc phụ trách bán hàng và thành lập một văn phòng đại diện tại thành phố Redwood, California với ý định bùng nổ tại đây.

LeTV cho rằng bằng cách cung cấp những bộ phim hay các chương trình TV miễn phí với công nghệ hình ảnh, âm thanh vượt trội Harmon và Dolby, người tiêu dùng sẽ phải để mắt đến LeSuperphone. Nhưng ban đầu, hãng này dùng chiêu tiếp thị vào nhóm người gốc Trung Quốc hiện đang sinh sống và học tập tại Mỹ - những người đã quen thuộc với LeTV. Theo Howard, chiến lược này của hãng có thể mất thời gian và bị cho là không bình thường, nhưng tham vọng ban đầu chỉ cần như thế và là để tận dụng hệ sinh thái cũng như nội dung sẵn có, cung cấp cho những đối tượng đã biết đến tên tuổi của LeTV.

Oneplus

Chỉ là một hãng không có tiếng tăm tại Trung Quốc, nhưng OnePlus vẫn bán ra hơn 1 triệu sản phẩm smartphone với một chương trình tiếp thị “độc đáo”. Hãng này đã bán sản phẩm smartphone được cho là cao cấp nhất của mình với giá 249 USD kèm theo một số bí quyết làm đẹp của mình. Cũng giống như LeTV, OnePlus cũng thê một người quản lý là dân miền Tây nước Mỹ và nhắm vào các khách hàng Mỹ thông qua mạng xã hội với thông điệp là “tẩy chay Samsung”, kiểu như: Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang cung cấp 1 sản phẩm không thua kém gì Galaxy S6 nhưng giá lại chỉ bằng một nửa.

ZTE

Chủ yếu tập trung sản xuất các dòng điện thoại cấp thấp, nhưng ZTE cũng đã đặt một chân vào thị trường smartphone trả trước. Và hãng này cũng không che dấu tham vọng với kế hoạch tăng gấp đôi thị phần của mình trong năm nay và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 tại Mỹ - Vị trí này hiện đang được gã khổng lồ đến từ Hàn Quốc là LG nắm giữ.

Xiaomi

Một tên tuổi lớn của Trung Quốc là Xiaomi hiện không đưa ra bất kỳ kế hoạch cụ thể nào để ra nhập thị trường smartphone Mỹ. Công ty này cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần là Mỹ không nằm trong bản đồ kế hoạch của mình. Tuy nhiên, kế hoạch đó có thể cũng không kéo dài, vì hãng smartphone phát triển nhanh nhất thế giới - Xiaomi vừa khai trương một cửa hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ và đã thuê một giám đốc là người nói tiếng Anh, nên việc mở rộng ra toàn cầu là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Bênh cạnh các thương hiệu đình đám như Oppo, Huawei, Xiaomi… đang có nỗ lực mang đến thị trường thế giới những dòng sản phẩm tốt, xóa tan rào cản của người tiêu dùng, thì vẫn có những model smartphone bị khách hàng trên thế giới đặt những câu hỏi liên quan đến chất lượng. Do nắm bắt được tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng, nên các sản phẩm đến từ Trung Quốc bao giờ cũng chiếm ưu thế về giá. Chưa kể đến khả năng bắt chước của về thiết kế, cấu hình sản phẩm của các thương hiệu lớn trên thế giới. Người ta đưa ra rất nhiều lý do để cảnh giác với điện thoại Trung Quốc như: Chất lượng không tốt; Phần mềm gián điệp, theo dõi người dùng.

Do có mức giá rất rẻ, các mẫu điện thoại này được chế tạo bởi những linh kiện kém chất lượng, sử dụng không bền bỉ, đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là bong tróc rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Chưa kể đến việc gia công kém, sử dụng chất liệu độc hại nhằm tinh giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người dùng. Bên cạnh đó, smartphone Trung Quốc còn gây bất an cho người dùng, khi có nhiêu thông tin phản hồi về chúng được cài các phần mềm gián điệp như tự gửi dữ liệu người dùng về trung tâm máy chủ đặt tại Trung Quốc, có thể thu thập, sao chép thông tin cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi…

Hoàng Hải