Những trang web theo dõi động đất, sóng thần

08:00, 20/05/2011

Sự kiện đau thương tại Nhật Bản đã khiến cho thế giới hiểu rằng dù công nghệ có tiên tiến đến đâu thì loài người vẫn rất nhỏ bé và mong manh trước thảm họa thiên nhiên. Xin chia sẻ một số cách theo dõi các thông tin về động đất, sóng thần, phóng xạ và bão tố trên khắp thế giới.
 
                     Hiện có khá nhiều dịch vụ cung cấp thông tin và các website theo dõi trực tuyến đưa ra các cảnh báo về các thảm họa này.

 

Stormpulse (http://www.stormpulse.com/): Đây là công cụ theo dõi trực tuyến điển hình đối với các cơn bão hình thành ở khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Trang web này cung cấp bản đồ tương tác cho người dùng, trên đó là các thông tin về cơn bão được thu thập từ vệ tinh, radar và nhiều phương tiện quan trắc khác. Stormpulse cũng trang bị cho người dùng nhiều công cụ quan sát thông tin tiện lợi, chẳng hạn như tên, vị trí, cường độ, đường đi… của cơn bão. Bạn cũng có thể lật lại thông tin về các cơn bão đã diễn ra trước đây.
 
 
MyHurricane (http://myhurricane.net/): Thông qua bản đồ tương tác toàn màn hình, MyHurricane cung cấp cho người dùng công cụ theo dõi toàn diện về các cơn bão và bão nhiệt đới. Bạn cũng có thể tìm kiếm các cơn bão nhiệt đới thông qua tên và có được các thông tin chi tiết như tốc độ gió tối đa, cấp độ gió giật và cường độ tối thiểu. Nếu muốn nhận được thông tin cảnh báo về các cơn bão sắp diễn ra, bạn cũng có thể đăng ký tin thư hoặc kết nối qua Twitter của dịch vụ này. Ngoài MyHurricane, bạn cũng có thể xem thông tin về bão trên website chính thức của Trung tâm bão Nhiệt đới quốc gia mỹ tại địa chỉ: http://www.nhc.noaa.gov/index.shtml.
 
 
U.S Geological Survey (http://earthquake.usgs.gov/earthquakes/): Trang web này chuyên dự báo về động đất và những thảm họa tồi tệ như sóng thần, núi lửa, lụt lội…. Dữ liệu được cung cấp theo thời gian thực và được kết hợp với dịch vụ Google Earth. Có nghĩa là khi những thảm họa sắp và đang diễn ra là bạn đã có thể theo dõi được chúng rồi. Bạn có thể đăng ký bản tin của U.S Geological Survey (USGS) để nhận thông tin thường xuyên về động đất và rung chấn tại các quốc gia trên thế giới. USGS bao trùm nhiều lĩnh vực, từ lở đất, núi lửa, lụt lội tới sóng thần, động đất và bão nhiệt đới. Thông qua bản đồ tương tác, người dùng có thể dễ dàng theo dõi các thông tin đang diễn ra theo thời gian thực. Với mỗi thảm họa thiên nhiên, USGS đều có chương trình theo dõi riêng. Ví dụ như Earthquake Hazards dùng để theo dõi động đất, và có lẽ đây là chương trình có nhiều tính năng nhất, với các công cụ thông tin hiện tại, quá khứ và tương lai. USGS cũng có cả các công cụ học tập tương tác để giáo dục cho trẻ nhỏ về thảm họa động đất.
 
 
Worldwide Earthquake (http://earthquake.usgs.gov/earthquakes/): Khởi đầu website này chỉ là một dự án cá nhân nhưng nay độ bao phủ của nó đã lớn hơn rất nhiều. Worldwide Earthquake kết hợp với Google Maps để đưa ra các dự báo và thông tin động đất liên quan đang diễn ra tại các khu vực trên thế giới.
 
 
Ngoài các website về bão, động đất và sóng thần trên, bạn cũng có thể theo dõi thông tin về phóng xạ trên các dịch vụ thông tin khác, và tùy theo từng khu vực mà bạn sẽ có được thông tin cụ thể hơn. Chẳng hạn như tại Việt Nam, bạn có thể theo dõi thông tin về phóng xạ trong không khi trên website của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam tại địa chỉ: http://www.vaec.gov.vn/. Bạn có thể dễ dàng quan sát các thông tin về tình hình giải quyết sự cố phóng xạ tại Nhật Bản và kết quả quan trắc tại Việt Nam. Còn nếu muốn theo dõi các thông tin về dạng thời tiết nguy hiểm, chẳng hạn như bão, lốc xoáy…, thì có thể tham khảo tại website của Trung tâm khí tượng thủy văn tại địa chỉ: http://www.nchmf.gov.vn.
 

Chu Hữu

TIN LIÊN QUAN