Những tranh cãi xung quanh nhiên liệu hóa thạch "làm nóng" Hội nghị COP28

08:02, 13/12/2023

Nhiên liệu hóa thạch là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Hội nghị COP28 tại Dubai. Tuy nhiên trong dự thảo mới dài 21 trang vừa được Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber công bố lại không kêu gọi loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.

Ý kiến trái chiều về dự thảo mới

Ngày 11/12, Chủ tịch COP28 Sultan Al Jaber đã công bố một bản dự thảo mới, trong đó tập trung vào việc “giảm” hoạt động sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch để đạt được mục tiêu đến năm 2050 đưa lượng khí thải ròng về 0.

Đáng chú ý bản dự thảo không yêu cầu phải có hành động đối với nhiên liệu hóa thạch, mà chỉ đưa ra các biện pháp mà các nước “có thể” thực hiện. Theo đó các nước có thể thực hiện các biện pháp như “giảm cả lượng tiêu thụ và sản lượng nhiên liệu hóa thạch một cách hợp lý, có trật tự và công bằng để đạt được mục tiêu đưa lượng khí thải ròng về 0 trước hoặc vào khoảng năm 2050.” Dự thảo cũng kêu gọi đẩy nhau triển khai các công nghệ không phát thải hoặc phát thải thấp.

Trước dự thảo mới này, Chủ tịch COP 28 nhận phải không ít ý kiến trái chiều từ các nhà hoạt động môi trường, cho rằng ông đã quá tham vọng cao về nhiên liệu hóa thạch. Trong khí đó các đảo quốc nhỏ cho rằng UAE đã phớt lờ lợi ích của các nước này.

Bộ trưởng châu Âu cũng bày tỏ thất vọng và cho biết sẽ sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán dài hơi hơn. 

Dự thảo mới của Chủ tịch Cop28 nhận phải ý kiến trái chiều.

Chìa khóa thành công của COP28

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres trả lời trước báo chí cho rằng việc các quốc gia đạt đồng thuận về sự cần thiết loại bỏ nhiên liệu hóa thạch chính là chìa khóa thành công của COP28. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc các nước đồng thời loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảm lượng phát thải khí nhà kính và hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Các quốc gia cần hành động quyết liệt để thực hiện mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên không có nghĩa các quốc gia phải loại vỏ nhiên liệu hóa thạch cùng lúc.

Bên cạnh đó 80 quốc gia bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và các quốc đảo nhỏ đang tạo nên một liên minh cùng thúc đẩy thỏa thuận “loại bỏ dần" nhiên liệu hóa thạch. Điều này được coi là kỳ tích trong suốt.

Trái ngược với thỏa thuận này, có một số ý kiến phản đối mạnh mẽ như Arabia Saudi. Đáng nói hơn các thỏa thuận tại Hội nghị COP28 phải đạt được sự đồng thuận của gần 200 quốc gia có mặt.

Hôm nay 12/12 là ngày cuối được Chủ tịch COP28 Sultan al-Jaber gia hạn để thống nhất về thỏa thuận đầu tiên trên thế giới nhằm loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nguồn phát thải khí nhà kính chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

(https://kinhtemoitruong.vn/nhung-tranh-cai-xung-quanh-nhien-lieu-hoa-thach-lam-nong-hoi-nghi-cop28-83584.html)