Hàng trăm vụ nổ sóng vô tuyến bí ẩn trong vũ trụ
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàng trăm vụ nổ sóng vô tuyến nhanh (FSB) bí ẩn trong vũ trụ nhờ sử dụng kính viễn vọng CHIME tại Canada.
- Máy bay Virgin Galactic chở người lên vũ trụ
- Ứng dụng Al trong hệ thống Tổng đài 18001119 phục vụ truy vết Covid-19
- Các nhà du hành vũ trụ Nga hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian thứ sáu trong năm 2021
- Ba phi hành gia bay lên trạm vũ trụ Trung Quốc trong tháng 6
- Hình ảnh bản đồ vũ trụ rộng 7 tỷ năm ánh sáng
- Mảnh rác vũ trụ đâm thủng cánh tay robot của trạm ISS
Hệ thống ăng-ten của kính viễn vọng CHIME, nơi phát hiện 535 vụ FRB trong một năm hoạt động. Ảnh: CNN
Theo kênh CNN, nguồn gốc của những tia nổ phát sáng dài vài mili giây (ms) này vẫn chưa được xác định vì chúng xảy ra bất chợt và biến mất nhanh chóng. Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy FSB vào năm 2007. Trong thập kỷ sau đó, họ chỉ ghi nhận khoảng 140 vụ nổ trên khắp vũ trụ.
Lý giải về sự khó nắm bắt của FRB, bà Kiyoshi Masui, Phó giáo sư Vật lý tại Viện Công nghệ Massachusetts cho hay: “Bạn phải đặt kính viễn vọng vô tuyến ngắm đúng chỗ và đúng thời điểm. Bạn không thể dự đoán chúng sẽ xảy ra ở đâu và khi nào”.
Đa số kính viễn vọng vô tuyến chỉ quan sát được một khoảng trời có kích thước bằng Mặt trăng. Điều này đồng nghĩa với việc phần lớn các vụ FRB đã bị bỏ lọt. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi kể từ khi kính CHIME đặt tại British Columbia (Canada) bắt đầu đi vào hoạt động năm 2018 và nhận được hàng loạt tín hiệu sóng vô tuyến trong không gian.
CHIME sử dụng thiết kế hoàn toàn bằng kỹ thuật số và có bộ tương quan, bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số để thu các tín hiệu vô tuyến đến. Nó có thể truyền qua một lượng lớn dữ liệu - khoảng 7 terabit mỗi giây, hoặc tương đương với một tỷ lệ phần trăm nhỏ của lưu lượng truy cập internet toàn cầu.
Kính viễn vọng vô tuyến tĩnh này, có tên gọi đầy đủ là Thí nghiệm Kính thiên văn vô tuyến lập bản đồ cường độ hydro của Canada (CHIME), đã phát hiện ra 535 vụ nổ sóng vô tuyến nhanh mới trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019.
Nhờ đó, các chuyên gia đã lập được bản danh sách liệt kê các FSB của CHIME và đưa ra giới thiệu tại Hội nghị Hiệp hội Thiên văn Mỹ lần thứ 238 hôm 9/6.
Danh sách trên không chỉ mở rộng về số lượng các FRB được biết đến, mà còn làm phong phú thêm kho tàng thông tin có sẵn về vị trí và đặc tính của chúng. Trong khi hầu hết các FSB chỉ xảy ra một lần duy nhất, có 61 vụ nổ lặp lại. Các đợt lặp lại xuất hiện khác nhau. Mỗi đợt nháy kéo dài hơn một chút so với các đợt đơn lẻ.
Khi những sóng vô tuyến này di chuyển trong vũ trụ, chúng có thể gặp phải khí ga hoặc plasma. Điều này có thể làm biến dạng sóng, thay đổi đặc tính và thậm chí là quỹ đạo của chúng.
Nhiều vụ FSB do CHIME phát hiện đã xuất phát từ các thiên hà xa xôi và có khả năng do các nguồn năng lượng cực mạnh tạo ra.
PV