SK Telecom mở cửa sân chơi 5G tại Hàn Quốc
11:21, 29/10/2015
SK Telecom sẽ cho mở cửa sân chơi 5G, trung tâm sáng tạo cho việc phát triển công nghệ 5G trong hôm nay 29/10.
Không những vậy, hãng viễn thông lớn nhất “xứ sở kim chi” SK Telecom còn dự định tung ra một dịch vụ thử nghiệm 5G vào năm 2017.
Sân chơi (playground) 5G được đặt tại công ty con R&D Center ở Bundang, Hàn Quốc sẽ bao gồm 5G Testbed, bộ phận chuyên lưu trữ các kỹ thuật testbed và thử nghiệm thiết bị; Phòng trải nghiệm ảo hóa (Virtual Experience Room), nơi SK Telecom dùng để giới thiệu các dịch vụ và thiết bị của hãng; và T Open Lab, bộ phận hỗ trợ cho việc thành lập hệ sinh thái 5G thông qua sự hỗ trợ cho các công ty liên doanh.
SK Telecom đã thành lập các testbed với các công ty như Nokia, Ericsson, Samsung Electronics, Intel và Rohde & Schwarz để phát triển và thử nghiệm công nghệ 5G.
Điển hình, SK Telecom hợp tác với Nokia để phát triển hệ thống tần số vô tuyến 5G sóng centimet (cmWave) bằng cách kết hợp các công nghệ liên quan đến 5G, như giao diện trên không được thiết kế mới, MIMO, và công nghệ điều biến bậc cao.
Với Nokia, cả hai công ty cũng đã thực nghiệm được tốc độ truyền tải 19,1Gbps qua không khí bằng việc sử dụng điều biến biên độ vuông góc (QAM) 256, truyền tải MIMO 8 × 8 và 400 MHz của băng thông rộng.
Ngoài ra, hai đơn vị này còn phát triển một giả định ở cấp độ hệ thống 3D 5G tối ưu hóa cho môi trường di động Hàn Quốc cũng như EPC (Evolved Packet Core) được kích hoạt SDN với người dùng riêng biệt và điều khiển các chức năng hình phẳng để hỗ trợ gia tăng lưu lượng và độ trễ thấp cho các dịch vụ 5G tương lai.
Hiện tại, SK Telecom và Ericsson đang xây dựng hệ thống tần số vô tuyến 5G (cmWave) sóng centimet được thiết kế với giao diện trên không/frame để đảm bảo độ trễ thấp hơn, giao diện liên cell thấp hơn và truyền tải uplink/down-link thấp.
Ericsson và SK Telecom cũng đã thực nghiệm về lát cắt mạng 5G, nơi một mạng vật lý đơn nhất được phân chia thành nhiều mạng ảo cung cấp điều kiện thuận lợi hỗ trợ tối ưu cho các loại hình dịch vụ khác nhau.
Với Samsung Electronics, cả hai cùng phát triển kỹ thuật beamforming 3D với các mảng ăng-ten quy mô lớn cho cả bên phát và bên thu để vượt qua các điều kiện ở kênh không thuận lợi về truyền thông sóng milimet (mmWave).
SK Telecom và Intel sẽ cùng phát triển Anchor-Booster Cell và Massive MIMO (multiple-input multiple-output) với Cloud RAN(C-RAN).
Còn về Rohde & Schwartz, cả hai sẽ cùng thiết kế và kiểm tra các loại hình khác nhau của giao diện trên không mới.
"Playground 5G của SK Telecom sẽ hoạt động giống như một trung tâm sáng tạo theo hướng 5G", Alex Jinsung Choi, Giám đốc công nghệ của SK Telecom cho biết.
Không những vậy, hãng viễn thông lớn nhất “xứ sở kim chi” SK Telecom còn dự định tung ra một dịch vụ thử nghiệm 5G vào năm 2017.
Sân chơi (playground) 5G được đặt tại công ty con R&D Center ở Bundang, Hàn Quốc sẽ bao gồm 5G Testbed, bộ phận chuyên lưu trữ các kỹ thuật testbed và thử nghiệm thiết bị; Phòng trải nghiệm ảo hóa (Virtual Experience Room), nơi SK Telecom dùng để giới thiệu các dịch vụ và thiết bị của hãng; và T Open Lab, bộ phận hỗ trợ cho việc thành lập hệ sinh thái 5G thông qua sự hỗ trợ cho các công ty liên doanh.
SK Telecom đã thành lập các testbed với các công ty như Nokia, Ericsson, Samsung Electronics, Intel và Rohde & Schwarz để phát triển và thử nghiệm công nghệ 5G.
Điển hình, SK Telecom hợp tác với Nokia để phát triển hệ thống tần số vô tuyến 5G sóng centimet (cmWave) bằng cách kết hợp các công nghệ liên quan đến 5G, như giao diện trên không được thiết kế mới, MIMO, và công nghệ điều biến bậc cao.
Với Nokia, cả hai công ty cũng đã thực nghiệm được tốc độ truyền tải 19,1Gbps qua không khí bằng việc sử dụng điều biến biên độ vuông góc (QAM) 256, truyền tải MIMO 8 × 8 và 400 MHz của băng thông rộng.
Ngoài ra, hai đơn vị này còn phát triển một giả định ở cấp độ hệ thống 3D 5G tối ưu hóa cho môi trường di động Hàn Quốc cũng như EPC (Evolved Packet Core) được kích hoạt SDN với người dùng riêng biệt và điều khiển các chức năng hình phẳng để hỗ trợ gia tăng lưu lượng và độ trễ thấp cho các dịch vụ 5G tương lai.
Hiện tại, SK Telecom và Ericsson đang xây dựng hệ thống tần số vô tuyến 5G (cmWave) sóng centimet được thiết kế với giao diện trên không/frame để đảm bảo độ trễ thấp hơn, giao diện liên cell thấp hơn và truyền tải uplink/down-link thấp.
Ericsson và SK Telecom cũng đã thực nghiệm về lát cắt mạng 5G, nơi một mạng vật lý đơn nhất được phân chia thành nhiều mạng ảo cung cấp điều kiện thuận lợi hỗ trợ tối ưu cho các loại hình dịch vụ khác nhau.
Với Samsung Electronics, cả hai cùng phát triển kỹ thuật beamforming 3D với các mảng ăng-ten quy mô lớn cho cả bên phát và bên thu để vượt qua các điều kiện ở kênh không thuận lợi về truyền thông sóng milimet (mmWave).
SK Telecom và Intel sẽ cùng phát triển Anchor-Booster Cell và Massive MIMO (multiple-input multiple-output) với Cloud RAN(C-RAN).
Còn về Rohde & Schwartz, cả hai sẽ cùng thiết kế và kiểm tra các loại hình khác nhau của giao diện trên không mới.
"Playground 5G của SK Telecom sẽ hoạt động giống như một trung tâm sáng tạo theo hướng 5G", Alex Jinsung Choi, Giám đốc công nghệ của SK Telecom cho biết.