Smartphone gây xáo trộn đời sống cá nhân và công việc?

10:54, 16/12/2015

Công bố mới cho thấy, người dân toàn cầu ngày càng chuộng xu hướng làm việc linh động mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị di động, nhất là smartphone.

smartp1

20% người lao động cho rằng họ sẵn sàng dùng toàn bộ thời gian buổi tối tại nhà để làm việc nhằm xử lý các yêu cầu công việc phát sinh từ nơi họ đang công tác được tốt hơn. Thay vì phải di chuyển đến văn phòng cố định để họp, người lao động tương lai thích thực hiện hội nghị video trực tuyến (video conferencing) từ nhiều địa điểm khác nhau bằng việc sử dụng điện thoại di động hơn. 

Đây cũng là lý do khiến người lao động ngày càng có nhu cầu sử dụng công nghệ nhiều hơn để giải quyết mọi vấn đề từ đời sống cá nhân cho đến công việc.

Xu hướng chủ động và tự do cá nhân trong đời sống đang ảnh hưởng trực tiếp lên thái độ làm việc của người dân toàn cầu. Phần lớn người lao động trên thế giới đều mong muốn có thời gian làm việc linh hoạt hơn là thẩm quyền làm việc từ xa. 

Điển hình, tại Mỹ, gần 50% người được hỏi ưa chuộng thẩm quyền làm việc từ xa, trong khi hơn 60% chọn thời gian làm việc linh động. Ở Nigeria lần lượt là hơn 40% và gần 70%; Úc là hơn 30% và gần 60%; Đan Mạch và Hàn Quốc là hơn 20% và gần 40%. 

Tại nhiều quốc gia, nhu cầu được làm việc linh hoạt của người lao động ở khối tư nhân luôn cao hơn so với khối nhà nước. Cụ thể, gần 50% người lao động khối tư nhân chuộng thời gian làm việc linh động, trong khi khối nhà nước là khoảng 40%; và với thẩm quyền làm việc từ xa, khối tư nhân là hơn 30%, khối nhà nước là gần 30%.

Điều đáng lưu ý, trong thời đại kết nối di động ngày nay, sự phát triển và phổ biến của các thiết bị và công nghệ mới đang dần xóa mờ khoảng cách giữa đời sống cá nhân và công việc. 

1/3 người lao động tin rằng các thiết bị công nghệ cá nhân rất quan trọng đối với công việc. Trong số đó, 36% nhận định, các thiết bị sẽ xóa tan ranh giới giữa đời sống cá nhân và công việc. 25% lao động toàn thời gian và bán thời gian thường sử dụng internet để truy cập các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter và 12% thực hiện mua sắm trực tuyến tại nơi làm việc. 

Bên cạnh đó, xu hướng người lao động toàn cầu thường tải các phần mềm ứng dụng về thiết bị di động của họ với mục đích phục vụ cho cả công việc và cá nhân cũng đang tăng lên.

Nổi bật nhất, thời gian sử dụng điện thoại di động dành cho công việc đang chiếm ưu thế trong hành vi sinh hoạt của người dân toàn cầu. Điều này đồng nghĩa sự phát triển của các phần mềm ứng dụng di động đang được thúc đẩy mạnh bởi nhu cầu làm việc linh động mọi lúc mọi nơi.

Tính trung bình, 33% người được khảo sát có nhu cầu tải các ứng dụng mới lên thiết bị của họ ít nhất 1 lần/tuần. Số lượng này còn tăng lên 43% trong nhóm người lao động được khảo sát, nhất là với nhân viên công sở. 

Trên quy mô toàn cầu, nhân viên văn phòng ở các nền kinh tế mới nổi có xu hướng tải ứng dụng nhiều hơn so với ở nền kinh tế đã phát triển. Tuy nhiên, Mỹ lại là quốc gia có số lượng người lao động tải ứng dụng nhiều nhất (56%) và Ai Cập là thấp nhất (27%). 

Ngoài ra, người lao động toàn cầu còn dành tới 20% thời gian làm việc trên các ứng dụng doanh nghiệp như MS Outlook, Microsoft Lync và Polaris Office. 

Dữ liệu báo cáo nêu trên được đúc rút từ 47.167 cuộc phỏng vấn năm 2015 từ 23.800 người dùng smartphone Android, đại diện cho 1,1 tỷ người dân và 270 triệu người dùng smartphone Android ở Argentina, Úc, Bolivia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Ai Cập, El Salvador, Đức, Ý, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Nigeria, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Ukraine, Uruguay, và Mỹ của Ericsson ConsumerLab.

20% người lao động cho rằng họ sẵn sàng dùng toàn bộ thời gian buổi tối tại nhà để làm việc nhằm xử lý các yêu cầu công việc phát sinh từ nơi họ đang công tác được tốt hơn. Thay vì phải di chuyển đến văn phòng cố định để họp, người lao động tương lai thích thực hiện hội nghị video trực tuyến (video conferencing) từ nhiều địa điểm khác nhau bằng việc sử dụng điện thoại di động hơn. 

Đây cũng là lý do khiến người lao động ngày càng có nhu cầu sử dụng công nghệ nhiều hơn để giải quyết mọi vấn đề từ đời sống cá nhân cho đến công việc.

Xu hướng chủ động và tự do cá nhân trong đời sống đang ảnh hưởng trực tiếp lên thái độ làm việc của người dân toàn cầu. Phần lớn người lao động trên thế giới đều mong muốn có thời gian làm việc linh hoạt hơn là thẩm quyền làm việc từ xa. 

Điển hình, tại Mỹ, gần 50% người được hỏi ưa chuộng thẩm quyền làm việc từ xa, trong khi hơn 60% chọn thời gian làm việc linh động. Ở Nigeria lần lượt là hơn 40% và gần 70%; Úc là hơn 30% và gần 60%; Đan Mạch và Hàn Quốc là hơn 20% và gần 40%. 

Tại nhiều quốc gia, nhu cầu được làm việc linh hoạt của người lao động ở khối tư nhân luôn cao hơn so với khối nhà nước. Cụ thể, gần 50% người lao động khối tư nhân chuộng thời gian làm việc linh động, trong khi khối nhà nước là khoảng 40%; và với thẩm quyền làm việc từ xa, khối tư nhân là hơn 30%, khối nhà nước là gần 30%.

Điều đáng lưu ý, trong thời đại kết nối di động ngày nay, sự phát triển và phổ biến của các thiết bị và công nghệ mới đang dần xóa mờ khoảng cách giữa đời sống cá nhân và công việc. 

1/3 người lao động tin rằng các thiết bị công nghệ cá nhân rất quan trọng đối với công việc. Trong số đó, 36% nhận định, các thiết bị sẽ xóa tan ranh giới giữa đời sống cá nhân và công việc. 25% lao động toàn thời gian và bán thời gian thường sử dụng internet để truy cập các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter và 12% thực hiện mua sắm trực tuyến tại nơi làm việc. 

Bên cạnh đó, xu hướng người lao động toàn cầu thường tải các phần mềm ứng dụng về thiết bị di động của họ với mục đích phục vụ cho cả công việc và cá nhân cũng đang tăng lên.

Nổi bật nhất, thời gian sử dụng điện thoại di động dành cho công việc đang chiếm ưu thế trong hành vi sinh hoạt của người dân toàn cầu. Điều này đồng nghĩa sự phát triển của các phần mềm ứng dụng di động đang được thúc đẩy mạnh bởi nhu cầu làm việc linh động mọi lúc mọi nơi.

Tính trung bình, 33% người được khảo sát có nhu cầu tải các ứng dụng mới lên thiết bị của họ ít nhất 1 lần/tuần. Số lượng này còn tăng lên 43% trong nhóm người lao động được khảo sát, nhất là với nhân viên công sở. 

Trên quy mô toàn cầu, nhân viên văn phòng ở các nền kinh tế mới nổi có xu hướng tải ứng dụng nhiều hơn so với ở nền kinh tế đã phát triển. Tuy nhiên, Mỹ lại là quốc gia có số lượng người lao động tải ứng dụng nhiều nhất (56%) và Ai Cập là thấp nhất (27%). 

Ngoài ra, người lao động toàn cầu còn dành tới 20% thời gian làm việc trên các ứng dụng doanh nghiệp như MS Outlook, Microsoft Lync và Polaris Office. 

Dữ liệu báo cáo nêu trên được đúc rút từ 47.167 cuộc phỏng vấn năm 2015 từ 23.800 người dùng smartphone Android, đại diện cho 1,1 tỷ người dân và 270 triệu người dùng smartphone Android ở Argentina, Úc, Bolivia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Đan Mạch, Ai Cập, El Salvador, Đức, Ý, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Nigeria, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Thụy Điển, Anh, Ukraine, Uruguay, và Mỹ của Ericsson ConsumerLab.
TIN LIÊN QUAN