Sự tiến hóa của công nghệ kết nối sẽ ảnh hưởng đến sự kết nối của con người?
14:22, 22/09/2015
Theo các dự đoán trước đây, cùng với sự phát triển của công nghệ kết nối thì công nghệ sẽ làm chủ cuộc sống của toàn nhân loại. Trước khi nghiền ngẫm lại quan điểm này...
Đến cuối năm nay, sẽ có gần 386 triệu kết nối LTE trên toàn thế giới, và đến năm 2020, con số này sẽ nhảy vọt lên mốc hơn 2,3 tỷ. Điều này có nghĩa 27% trong tổng số 8,4 tỷ kết nối di động được dự đoán vào năm 2020 sẽ là 4G.
Về mặt tiêu thụ, Cisco Networking Index dự đoán rằng vào năm 2018, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu hàng tháng sẽ vượt ngưỡng 15 exabytes; nghĩa là 1,8 GB cho mỗi kết nối vào mỗi tháng, trong đó hơn một nửa là LTE. Còn theo Nokia, hãng dự kiến sẽ hỗ trợ cho các nhà mạng cung cấp khoảng 1GB cho mỗi thuê bao mỗi ngày.
Cứ xấp xỉ mỗi mười năm, ngành công nghiệp lại có một bước chuyển mới, một thế hệ công nghệ mới lại được ra đời. Đây chính là vai trò của các nhà khai thác trong việc đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; trách nhiệm của họ là phát triển, lắp đặt, bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu. Chính vì lẽ đó, công nghệ kết nối toàn cầu tiến hóa không ngừng là vậy.
Trong khi thị trường thương mại của LTE vẫn còn chưa được chứng kiến hết thì NTT Docomo (Nhật Bản) đã hợp tác với một số nhà khai thác khác để triển khai thí điểm công nghệ 5G. Điều đáng nói ở đây là Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sở hữu một thị trường di động rất cao cả về nhiều mặt. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên triển khai các công nghệ mới, nhưng việc thí điểm công nghệ 5G cho thấy việc áp dụng công nghệ mới ở các quốc gia này rất nhanh chóng. Hàn Quốc dự kiến sẽ cho ra đời mạng 5G vào Thế vận hội mùa đông năm 2018 và thương mại dịch vụ vào năm 2020.
Không hề kém cạnh, Alcatel-Lucent, Ericsson, Fujitsu, NEC, Nokia và Samsung cũng đã ráo riết thực nghiệm công nghệ 5G như đưa ra hệ thống khái niệm tiêu chuẩn, sử dụng băng tần tần số 15GHz cho giao diện trên không cũng như khám phá những tiềm năng của công nghệ sóng milimet ở băng tần 70GHz.
Với thực tế tiêu chuẩn 5G chưa được xác định cụ thể như hiện nay, thì trọng tâm mà các nhà khai thác sẽ dồn vào đó là sự tiến hóa của công nghệ truy cập mạng dựa trên những gì đã được nhìn thấy là LTE và LTE-Advanced.
Ngày nay, sự tiến hóa của kết nối di động đã được xác định rõ ràng thông qua thế hệ mới và tiêu chuẩn mới; mỗi tiêu chuẩn mang theo nó các thuộc tính quan trọng, chẳng hạn như thuộc tính đi kèm với 2G là tính di động và chuyển vùng, 3G là dịch vụ truyền thông đa phương tiện và 4G là toàn bộ IP và hiệu quả phổ lớn hơn. Rõ ràng, băng thông rộng không dây trong tương lai sẽ được cung cấp không phải chỉ bằng một tiêu chuẩn, mà còn bằng sự kết hợp của nhiều tiêu chuẩn và công nghệ giống như 3G, 4G và 5G – công nghệ sẽ trở thành nhân tố chính của dịch vụ băng rộng trong tương lai. Với sự phát triển của 4G, trọng tâm của ngành công nghiệp là về năng lực, nhưng với 5G thì trọng tâm chính dự kiến sẽ là mật độ năng lực.
Thông thường, một thiết bị kết nối thường có khoảng sáu cổng vô tuyến và xung quanh có ba cổng đang hoạt động vào bất cứ lúc nào: WiFi, mạng di động và Bluetooth... Vì vậy, nó có khả năng kết nối với nhiều sóng vô tuyến cùng một lúc để tăng công suất, hoạt động trên một ứng dụng linh động. Do đó, khi mọi người dùng nhận được các cell riêng của họ thì sẽ không có giới hạn trên băng rộng, và việc sử dụng của một thuê bao không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng phổ tần của người khác, bởi vì mọi người đều được tái sử dụng cùng phổ tần giống nhau. Hơn nữa, để tăng công suất cho các mạng có dây, nhà mạng sẽ chỉ đơn giản thêm một dây dẫn khác. Tuy nhiên, để tăng cường năng lực cho mạng không dây, nhà mạng cần thêm một điểm truy cập khác.
Về vấn đề này, NTT Docomo Nhật Bản đang theo đuổi thí điểm 5G với hoạt động ảo hóa thành công của EPC (Evolved Packet Core) trong các thử nghiệm liên minh với Alcatel-Lucent, Cisco và NEC để hỗ trợ các chức năng cần cho chức năng mạng ảo (NFV). Mục đích là chuyển giao các dịch vụ viễn thông mới nhanh hơn và tăng hiệu suất bằng cách áp dụng công nghệ ảo hóa cho phần mềm EPC dựa trên chức năng truyền dữ liệu LTE. Các kết quả kiểm tra, theo Docomo, đã khẳng định khả năng của EPC trong việc tăng cường khả năng xử lý thông qua điều khiển từ hệ thống quản lý EPC.
Metis – tổ chức được gây quỹ bởi EC (châu Âu) cũng đang dự định sẽ đặt nền móng cho 5G thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất viễn thông, nhà mạng, ngành công nghiệp ô tô và học viện.
Theo Metis, các dịch vụ thiết yếu như eBanking, eLearning và eHealth sẽ chứng kiến “một trận tuyết lở” về lưu lượng di động và không dây... Truyền thông giữa con người và máy móc đòi hỏi phải truy cập và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và an toàn sẽ dẫn dắt lưu lượng truy cập.
Mặc dù LTE chỉ đang cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tính sẵn có của băng thông rộng hiện hữu khắp mọi nơi bất chấp việc thiếu thốn của tiêu chuẩn định nghĩa 5G, thì sự đột phá mới vẫn đang được thực hiện cho công nghệ truy cập. Đổi mới CNTT sẽ lót đường cho việc thay đổi mạng lưới.
Rõ ràng, các mạng di động đang thay đổi và 5G không chỉ được kỳ vọng đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển trong lĩnh vực viễn thông, mà nó còn được xem là động lực để hội nhập sâu hơn với các ngành dọc khác. Quả thực, quá trình tiến hóa của thế giới viễn thông đang thay đổi cách chúng ta tương tác, và một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu sự tiến hóa trong tương lai có chú trọng vào máy móc kết nối hơn so với con người kết nối?
Đến cuối năm nay, sẽ có gần 386 triệu kết nối LTE trên toàn thế giới, và đến năm 2020, con số này sẽ nhảy vọt lên mốc hơn 2,3 tỷ. Điều này có nghĩa 27% trong tổng số 8,4 tỷ kết nối di động được dự đoán vào năm 2020 sẽ là 4G.
Về mặt tiêu thụ, Cisco Networking Index dự đoán rằng vào năm 2018, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu hàng tháng sẽ vượt ngưỡng 15 exabytes; nghĩa là 1,8 GB cho mỗi kết nối vào mỗi tháng, trong đó hơn một nửa là LTE. Còn theo Nokia, hãng dự kiến sẽ hỗ trợ cho các nhà mạng cung cấp khoảng 1GB cho mỗi thuê bao mỗi ngày.
Cứ xấp xỉ mỗi mười năm, ngành công nghiệp lại có một bước chuyển mới, một thế hệ công nghệ mới lại được ra đời. Đây chính là vai trò của các nhà khai thác trong việc đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo; trách nhiệm của họ là phát triển, lắp đặt, bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu. Chính vì lẽ đó, công nghệ kết nối toàn cầu tiến hóa không ngừng là vậy.
Trong khi thị trường thương mại của LTE vẫn còn chưa được chứng kiến hết thì NTT Docomo (Nhật Bản) đã hợp tác với một số nhà khai thác khác để triển khai thí điểm công nghệ 5G. Điều đáng nói ở đây là Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia sở hữu một thị trường di động rất cao cả về nhiều mặt. Tuy không phải là quốc gia đầu tiên triển khai các công nghệ mới, nhưng việc thí điểm công nghệ 5G cho thấy việc áp dụng công nghệ mới ở các quốc gia này rất nhanh chóng. Hàn Quốc dự kiến sẽ cho ra đời mạng 5G vào Thế vận hội mùa đông năm 2018 và thương mại dịch vụ vào năm 2020.
Không hề kém cạnh, Alcatel-Lucent, Ericsson, Fujitsu, NEC, Nokia và Samsung cũng đã ráo riết thực nghiệm công nghệ 5G như đưa ra hệ thống khái niệm tiêu chuẩn, sử dụng băng tần tần số 15GHz cho giao diện trên không cũng như khám phá những tiềm năng của công nghệ sóng milimet ở băng tần 70GHz.
Với thực tế tiêu chuẩn 5G chưa được xác định cụ thể như hiện nay, thì trọng tâm mà các nhà khai thác sẽ dồn vào đó là sự tiến hóa của công nghệ truy cập mạng dựa trên những gì đã được nhìn thấy là LTE và LTE-Advanced.
Ngày nay, sự tiến hóa của kết nối di động đã được xác định rõ ràng thông qua thế hệ mới và tiêu chuẩn mới; mỗi tiêu chuẩn mang theo nó các thuộc tính quan trọng, chẳng hạn như thuộc tính đi kèm với 2G là tính di động và chuyển vùng, 3G là dịch vụ truyền thông đa phương tiện và 4G là toàn bộ IP và hiệu quả phổ lớn hơn. Rõ ràng, băng thông rộng không dây trong tương lai sẽ được cung cấp không phải chỉ bằng một tiêu chuẩn, mà còn bằng sự kết hợp của nhiều tiêu chuẩn và công nghệ giống như 3G, 4G và 5G – công nghệ sẽ trở thành nhân tố chính của dịch vụ băng rộng trong tương lai. Với sự phát triển của 4G, trọng tâm của ngành công nghiệp là về năng lực, nhưng với 5G thì trọng tâm chính dự kiến sẽ là mật độ năng lực.
Thông thường, một thiết bị kết nối thường có khoảng sáu cổng vô tuyến và xung quanh có ba cổng đang hoạt động vào bất cứ lúc nào: WiFi, mạng di động và Bluetooth... Vì vậy, nó có khả năng kết nối với nhiều sóng vô tuyến cùng một lúc để tăng công suất, hoạt động trên một ứng dụng linh động. Do đó, khi mọi người dùng nhận được các cell riêng của họ thì sẽ không có giới hạn trên băng rộng, và việc sử dụng của một thuê bao không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng phổ tần của người khác, bởi vì mọi người đều được tái sử dụng cùng phổ tần giống nhau. Hơn nữa, để tăng công suất cho các mạng có dây, nhà mạng sẽ chỉ đơn giản thêm một dây dẫn khác. Tuy nhiên, để tăng cường năng lực cho mạng không dây, nhà mạng cần thêm một điểm truy cập khác.
Về vấn đề này, NTT Docomo Nhật Bản đang theo đuổi thí điểm 5G với hoạt động ảo hóa thành công của EPC (Evolved Packet Core) trong các thử nghiệm liên minh với Alcatel-Lucent, Cisco và NEC để hỗ trợ các chức năng cần cho chức năng mạng ảo (NFV). Mục đích là chuyển giao các dịch vụ viễn thông mới nhanh hơn và tăng hiệu suất bằng cách áp dụng công nghệ ảo hóa cho phần mềm EPC dựa trên chức năng truyền dữ liệu LTE. Các kết quả kiểm tra, theo Docomo, đã khẳng định khả năng của EPC trong việc tăng cường khả năng xử lý thông qua điều khiển từ hệ thống quản lý EPC.
Metis – tổ chức được gây quỹ bởi EC (châu Âu) cũng đang dự định sẽ đặt nền móng cho 5G thông qua việc hợp tác với các nhà sản xuất viễn thông, nhà mạng, ngành công nghiệp ô tô và học viện.
Theo Metis, các dịch vụ thiết yếu như eBanking, eLearning và eHealth sẽ chứng kiến “một trận tuyết lở” về lưu lượng di động và không dây... Truyền thông giữa con người và máy móc đòi hỏi phải truy cập và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả và an toàn sẽ dẫn dắt lưu lượng truy cập.
Mặc dù LTE chỉ đang cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tính sẵn có của băng thông rộng hiện hữu khắp mọi nơi bất chấp việc thiếu thốn của tiêu chuẩn định nghĩa 5G, thì sự đột phá mới vẫn đang được thực hiện cho công nghệ truy cập. Đổi mới CNTT sẽ lót đường cho việc thay đổi mạng lưới.
Rõ ràng, các mạng di động đang thay đổi và 5G không chỉ được kỳ vọng đóng vai trò dẫn dắt sự phát triển trong lĩnh vực viễn thông, mà nó còn được xem là động lực để hội nhập sâu hơn với các ngành dọc khác. Quả thực, quá trình tiến hóa của thế giới viễn thông đang thay đổi cách chúng ta tương tác, và một câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu sự tiến hóa trong tương lai có chú trọng vào máy móc kết nối hơn so với con người kết nối?