Tại sao chiến lược truyền thông mạng xã hội của bạn thất bại?
Một số trong những thương hiệu lớn nhất thế giới đang lãng phí nhiều tiền với hy vọng biến những người Likes và Follows thành người trả tiền và có thể đo lường được tỷ suất lợi nhuận (ROI).
- 25 phương pháp giúp tăng sự hiện diện của doanh nghiệp trên MXH
- 8 bước cơ bản xử lý khủng hoảng truyền thông mạng xã hội
- 10 câu hỏi giải quyết việc đánh giá truyền thông MXH của DN bạn?
- 8 công cụ hữu ích các giám đốc truyền thông không thể bỏ qua
- 6 bước triển khai chiến dịch truyền thông hiệu quả trên Twitter
Họ nhảy vào đáy sâu của mạng xã hội như một thương hiệu chứ không phải là người đứng sau thương hiệu đó. Họ đổ nhiều tiền tiếp thị một cách vô ích vào các kênh mạng xã hội có thương hiệu.
Thật là mỉa mai, khi giải pháp cho vấn đề của họ nhận được những chia sẻ nội dung xung quanh thương hiệu của họ là những người thực sự đang hoạt động trong cùng lĩnh vực với họ. Kết quả thống kê cho thấy đại sứ tốt nhất cho công ty của họ là nhân viên của công ty, những người thường xuyên chia sẻ nội dung trên các kênh xã hội.
- 84% người dân tin tưởng lời đề nghị từ những người mà họ biết, so với 42% những người tin tưởng vào banner quảng cáo (Theo báo cáo của Nielsen năm 2013).
- Bình quân 846 kết nối người dùng thông qua các mạng xã hội (theo nghiên cứu của Pew năm 2013 và DMR năm 2014).
- 50% lao động đăng bài viết, hình ảnh hoặc video trong truyền thông xã hội về các công ty họ đang làm (nghiên cứu của KRC năm 2013)
- 39% nhân viên đã chia sẻ lời khen ngợi hoặc ý kiến tích cực về sử dụng lao động trực tuyến của họ. (theo nghiên cứu của KRC 2013)
Tuy nhiên, các thương hiệu tiếp tục tự hỏi tại sao không ai tham gia vào các nội dung của họ. Phần lớn, đó là bởi vì nhiều thương hiệu xem phương tiện truyền thông xã hội như một cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Sức mạnh của truyền thông xã hội, dựa trên mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người chứ không phải là mối quan hệ giữa thương hiêu và con người.
Tiếp cận tốt hơn
Người ta thường nói, phương pháp tiếp thị tốt nhất là truyền miệng. Điều này cũng đúng với các phương tiện truyền thông xã hội. Nhân viên là những người ủng hộ tốt nhất cho công ty. Họ luôn sẵn sàng chia sẻ nội dung.
Lợi lích sẵn có của các mạng xã hội là dân chủ hóa thông tin và tốc đô truyền tin. Lợi ích đối với doanh nghiệp là các thông điệp của họ được truyền đi với đầy đủ ý nghĩa và theo nhiều cách hơn. Tất cả các công cụ truyền thông vận động người lao động nên có cơ chế kiểm duyệt các nội dung gây khó chịu nhưng chỉ có những công ty khuyến khích việc đưa tin tự do mới tận dụng được những lợi ích đầy đủ từ việc vận động nhân viên của họ.
Vì vậy, những điều một công ty phải ghi nhớ khi chuyển từ chiến lược truyền thông xã hội mà không thể mở rộng ra tất cả nhân viên trong công ty của họ là gì?
1. Truyền thông xã hội không để phục vụ cho lãnh đạo
Các bài viết của người tiêu dùng đang bị làm phiền và họ đang tắt các bài viết đó. Quảng cáo trả tiền được lọc ra, bỏ qua và các lượt xem nếu có chỉ là gian lận. Vứt bản sao lên phương tiện truyền thông xã hội và dành 10% chi phí cho việc tiếp thị trực tuyến của bạn để trả cho lượt xem sẽ không mang lại hiệu quả.
Tóm lại, chúng ta không mong đợi chiến thuật truyền thống mua lại đường dẫn hoạt động trên các phương tiện truyền thông xã hội. Thay vào đó, hãy nắm lấy sức mạnh thực sự của xã hội đó là tính xác thực và khả năng mở rộng của nó.
2. Cung cấp giá trị thực cho cộng đồng trực tuyến
Người dùng và người lao động sẽ hỗ trợ và ủng hộ cho thương hiệu của bạn mà không cần ai yêu cầu. Họ đưa ra những cái nhìn sâu sắc về các vấn đề phát triển sản phẩm và cách thức phát hành dịch vụ trước khi họ thổi phồng chúng.
Hãy chắc rằng một khi bạn đã thiết lập công đồng, bạn sẽ chăm sóc nó. Không nên bỏ qua bất cứ ai khi họ đã tham gia. Nếu bài viết của một ai đó trong cộng đồng không có sự tham gia của những người khác, bạn cần phải tham gia vào.
3. Phương tiện truyền thông xã hội là cách tuyệt để người dùng tham gia trực tiếp với các thương hiệu
Người dùng đã mong đợi và trong hầu hết các trường hợp, họ thực sự nhận được phản ứng nhanh khi họ giao tiếp với các thương hiệu thông qua mạng xã hội. Thông tin tốt được truyền đi nhanh chóng, xong tin tức xấu còn được truyền đi nhanh hơn. Chia sẻ nội dung phản ánh cộng đồng của bạn - không chỉ là thương hiệu của bạn - là một cách hiệu quả để nhân đạo một thực thể vô nhân đạo như thương hiệu của công ty.
4. Nhân viên công ty bạn là một cơ hội
Lôi kéo các đồng nghiệp của bạn cung cấp kỹ năng cần thiết, thúc đẩy bán hàng, tuyển dụng và duy trì. Các công ty cần phải nhận ra rằng nhân viên của họ đã nói về họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Họ có thể chấp nhận điều này và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc trở thành người ủng hộ nhãn hiệu hoặc hành động như thương hiệu "King Canute" và cố gắng kìm lại xu hướng không hiệu quả với chính sách truyền thông xã hội.
Tốc độ nhanh chóng của phương tiện truyền thông xã hội có nghĩa là bạn không thể khống chế tất cả mọi thứ mọi lúc, mọi nơi, nó thẳng ra là không thể ở bất kỳ thời điểm nào.
Đừng phản ứng thái quá. Trao quyền cho các đồng nghiệp của bạn để nói chuyện thường xuyên hơn. Một sự hớ hênh mà có vẻ "nghiêm trọng" là sớm bị chôn vùi dưới những câu chuyện mới – im lặng thường là cách xử lý tốt nhất trong hầu hết các trường hợp. Chống lại bất kỳ sai lầm nào với những câu chuyện mới sẽ thúc đẩy việc truyền tin tức trong mạng xã hội một cách nhanh chóng và bất tận.
5. Cắt giảm truyền thông xã hội theo SILO - bạn cần phải có chiến lược
Tiếp thị, truyền thông và bán hàng cần phải đi liền với nhau, đưa ra thông điệp và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu phù hợp.
Truyền thông xã hội vẫn là “con riêng xấu xí” trong nhiều tổ chức với tầm nhìn thấp và ngân sách tối thiểu mặc dù nó ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp. Cơ hội cho các nhà lãnh đạo chủ động và có hiệu quả thúc đẩy lực lượng ủng hộ những người đã nằm trong biên chế của họ.
Các chương trình truyền thông xã hội tốt nhất nên tập trung vào con người nhiều như tập trung vào sản phẩm. Hãy nhớ điều này và bạn sẽ thành công.
Tiến Hoàng - Theo Thexextweb