Thanh toán điện tử 'lên ngôi' mùa dịch Covid-19
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cũng được xem là thời điểm để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, trong đó bao gồm thanh toán không tiền mặt.
Thời điểm “vàng” để phổ cập thanh toán không tiền mặt
Từ tháng 2.2020, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng tăng cường thanh toán trực tuyến, giảm bớt các giao dịch tiền mặt. Ngay trong tháng 3.2020, 45/45 ngân hàng áp dụng chính sách miễn/giảm phí và 100% giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ qua NAPAS được miễn/giảm phí.
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cũng được xem là thời điểm để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, trong đó bao gồm thanh toán không tiền mặt.
Các hoạt động thúc đẩy thanh toán không tiền mặt từ giai đoạn đầu dịch đã cho thấy hiệu quả. Theo số liệu thống kê từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, tổng số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt qua NAPAS tăng 76% so với cùng kỳ. Lượng giao dịch giá trị nhỏ dưới 500.000 đồng tăng từ 21% lên 25%. Tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019.
Ví điện tử "tăng tốc"
Trong số các phương thức thanh toán phi tiền mặt, ví điện tử là “kẻ đến sau” nhưng đã nhanh chóng bứt tốc, trở thành ưu tiên lựa chọn của đại đa số người dân thành thị. Với gần 150 triệu kết nối di động, và hơn 70% người dân tiếp cận internet theo số liệu từ We Are Social, việc ví điện tử - với bản chất là ứng dụng di động, ngày càng thịnh hành là điều dễ hiểu.
Tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, số người dùng trung thành với ví điện tử đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Cùng với ưu điểm về tốc độ, việc liên kết mạnh mẽ với các ngân hàng, hợp tác với các đối tác cũng giúp các ví điện tử tạo ra nhiều giá trị tăng thêm, hút người dùng sử dụng.
Theo nghiên cứu của Cimigo, hai ví điện tử MoMo và ZaloPay được dùng nhiều để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn.
Theo phân tích mới nhất từ công ty nghiên cứu Cimigo, mỗi ngày, người dùng ví điện tử thực hiện trung bình 1,6 - 2,2 giao dịch với mức chi tiêu bình quân khoảng 500.000 đồng/ngày. Cũng theo nghiên cứu này, Moca là ví có tần suất sử dụng thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch.
Ai lợi thế?
Còn Moca, sau khi hợp tác chiến lược với Grab vào năm 2018, được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.
Đáng chú ý, nghiên cứu này được thực hiện vào quý 4/2019 khi dịch Covid-19 còn chưa bùng phát. Hiện tại, khi lệnh “giãn cách toàn xã hội” chính thức áp dụng, hàng quán tạm dừng phục vụ tại chỗ, người dân hạn chế ra đường, thì các dịch vụ giao hàng, đi siêu thị hộ, gọi thức ăn… càng được người dùng tận dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Việc thanh toán cho các loại hình dịch vụ này được xem là thế mạnh của Moca khi đang là ví điện tử dùng để thanh toán cho hệ sinh thái Grab.
Moca dẫn đầu về mức độ gắn bó của người dùng khi 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi.
Trong ba ví điện tử này, Moca dẫn đầu về mức độ gắn bó của người dùng khi 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi. Bà Lê Xuân Phương - Phó giám đốc nghiên cứu tại Cimigo nhận định, khi người dùng đã lựa chọn một thương hiệu ví điện tử và nói rằng vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dù không còn khuyến mãi, thì đó là một tín hiệu tốt, cho thấy thương hiệu được sử dụng vì có khả năng đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu thực sự về dài hạn.
Nhìn chung, dù dịch Covid-19 có xảy đến hay không thì một xã hội phổ cập thanh toán không tiền mặt vẫn là mục tiêu lớn. Tần suất và giá trị giao dịch qua các ví điện tử cho thấy tiềm năng phát triển của chúng tại Việt Nam. Khi đó, mức độ gắn bó từ người dùng cao, gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ thiết yếu sẽ là bệ phóng vững chắc cho ví điện tử lên ngôi.
PV (TH)