Tôi thừ nhắm mắt, tay nhấn các phím mũi tên để di chuyển con trỏ qua lại và lắng nghe nội dung trang web mà mình đang mở qua giọng đọc thật nhanh của bộ đọc Jaws dành riêng cho người khiếm thị. Lần đầu tiên lướt web bằng cách... nghe như cách mà những người bạn khiếm thị bày cho, tôi gặp khó khăn trong việc tiếp nhận những nội dung mà con trỏ lướt qua trên màn hình máy tính. Một lần "nghe web", tôi thực sự cảm nhận được cảm xúc của những người bạn khiếm thị khi họ tìm được ánh sáng mới từ thế giới số.
Văn phòng không giấy "Bây giờ tôi làm việc chủ yếu ở nhà, nhà báo đến tham quan văn phòng không giấy của mình chơi" - anh Trần Bá Thiện, một người bạn khiếm thị mà tôi quen biết từ "Ngày hội công nghệ thông tin của người khuyết tật" ở TP.HCM cách đây 2 năm, hồ hởi mời tôi đến nhà. Căn nhà trọ của anh nằm khuất trong một con hẻm trên đường Nguyễn Văn Đậu (TP.HCM), giờ đây như một văn phòng làm việc thời kỹ thuật số với một đường truyền ADSL kết nối trực tiếp với chiếc máy tính để bàn và chiếc laptop. Hiện đang là người điều hành một dự án dành cho người mù ở Bến Tre, anh Thiện nói đầy vẻ hào hứng: "Bây giờ tôi làm việc rất dễ dàng với tài liệu, giấy tờ đều là những văn bản điện từ; trao đổi, liên lạc công việc với những người cộng sự qua e-mail, Yahoo Messenger cũng rất nhanh. Chưa bao giờ tôi thấy sung sướng vì có khả năng làm việc độc lập như thế này. Mỗi khi đi công tác, tôi chỉ cần xách chiếc laptop đi cùng là xem như cả văn phòng của tôi đi theo với đầy đủ những văn bản, nội dung chương trình, các dự án... Nối thêm mạng Internet là văn phòng của tôi có thêm hàng chục, hàng trăm người ở khắp nơi cùng làm việc ngay".
|
Giáo viên khiếm thị ở Trung tâm Sao Mai hướng dẫn cho học viên cùng cảnh ngộ |
Anh Thiện khoe: "Chỉ cần Internet, ngay tại văn phòng không giấy này, mình có thể mở được các lớp học ảo qua mạng, hướng dẫn tin học, cách cài đặt phần mềm cho những người bạn khiếm thị khác từ xa". Anh giới thiệu với tôi cô học trò Minh Tuyết qua cái nick đang sáng trên Yahoo Messenger: "Tuyết đang làm việc cho một công ty bảo hiểm của Pháp. Tuyết bị khiếm thị, mất một bàn tay nên việc gõ phím ban đầu cũng khó khăn, nhất là khi phải thao tác ấn các tổ hợp phím. Nhưng cô bé rất thông minh và học tin học rất nhanh". Với những người khiếm thị, Yahoo Messenger tỏ ra là một kênh giao tiếp, liên lạc mới rất tiện ích như cách anh Thiện... nhắc tôi: "Nhà báo lúc cần thiết có thể phỏng vấn nhanh qua Yahoo Messenger - voice chat, không nhất thiết phải đến tận nơi đâu!".
Những lập trình viên, webmaster đặc biệt Mới 23 tuổi nhưng Đặng Hoài Phúc hiện đang là Phó giám đốc của Trung tâm Tin học Sao Mai, một nơi dạy tin học cho người khiếm thị (thuộc Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM). Anh là một trong những người khiếm thị đầu tiên được tiếp cận với tin học từ dự án "Bừng sáng" (1999-2000, do Tổ chức Mantovan - ý tài trợ), rồi trở thành giáo viên cho Trung tâm Tin học Sao Mai. Gọi Phúc là lập trình viên đặc biệt vì anh là một trong số ít những người khiếm thị có khả năng viết các đoạn mã tích hợp với chương trình đọc màn hình Jaws để giúp các chương trình phần mềm phù hợp và hỗ trợ tốt hơn cho người khiếm thị. Phúc cũng là người thiết kế trang web của Trung tâm Sao Mai (
http://www.saomaicenter.org), đồng thời cũng là webmaster của diễn đàn trang web. Cuộc trò chuyện giữa tôi với Phúc cứ liên tục bị gián đoạn bởi âm thanh báo có tin nhắn mới của chương trình Yahoo Messenger. Nhìn... lén màn hình máy tính của Phúc, tôi thấy anh đang trao đổi bằng tiếng Anh trong một room hội thoại riêng với những cái nick tên toàn tiếng nước ngoài. Phúc giải thích cho sự tò mò của tôi: "Mình đang tham gia dạy qua mạng về ngôn ngữ lập trình Jaws, cách viết các đoạn mã để Jaws hoạt động tốt với một số ứng dụng khác nhau cho một lớp học ở Philippines. Đây là lớp học của Tổ chức quốc tế Onnet và 2 người tham gia giảng dạy là mình và một anh bạn ở Mỹ cũng là người khiếm thị đang làm việc cho Công ty Yahoo. Cách học là mình gừi (post) các bài hướng dẫn lên một hệ thống đào tạo từ xa, sau đó các học viên sẽ trao đổi, gừi thắc mắc để mình tiếp tục post bài giải thích. Riêng sáng thứ sáu hằng tuần thì lớp sẽ học trực tiếp qua Yahoo Messenger. Mình cũng đang chuẩn bị giáo trình cho chương trình dạy trực tiếp ở Philippines sắp tới".
Khó khăn của một trung tâm Tôi đã phải mất gần 2 tiếng đồng hồ trong "trận đồ" những ngã ba, ngã tư với số nhà được đánh loạn xạ của con đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) để tìm ra Trung tâm Tin học Sao Mai. Vậy mà ngày nào, nhiều bạn trẻ khiếm thị vẫn bắt hai chặng xe buýt, rồi tìm đường đi bộ vào Trung tâm Sao Mai để bước vào thế giới số của tin học, của Internet. Tiếng cười nói, trao đổi những thắc mắc với giáo viên (cũng là người khiếm thị) rộn rã trong suốt buổi học. "Học tin học rất thú vị, em học được nhiều chương trình, biết lên mạng đọc tin tức, sử dụng Yahoo Messenger... Việc đi lại tuy cũng hơi khó khăn nhưng em vẫn cố gắng học thật tốt, hy vọng sau này có thể hướng dẫn lại cho các bạn khiếm thị khác..." - cô gái tên Nguyễn Thị Mến vừa tranh thủ đọc tin tức trên các báo điện từ trong giờ nghỉ, vừa cho biết thế. Trung tâm Tin học vì người mù Sao Mai là trung tâm đầu tiên trong cả nước có chức năng nghiên cứu ứng dụng và đào tạo tin học cho người khiếm thị. Sau gần 3 năm hoạt động, trung tâm đã đào tạo tin học miễn phí cho gần 200 học viên cả ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm hiện có lắm khó khăn. Các máy tính đều có cấu hình thấp và đã quá "già nua" (được mua từ năm 1999), chưa một lần được đổi máy hay nâng cấp kể từ khi thành lập đến nay. Hơn nữa, số lượng 12 máy tính ở trung tâm hiện nay là quá ít, chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu mỗi khi có học viên đến đông. Hôm tôi đến trung tâm, bày la liệt trên nền nhà là 68 chiếc máy tính cũ second-hand của một công ty nước ngoài gừi cho. Nhân viên kỹ thuật của trung tâm thừ lại thì đã có 58 chiếc bỏ đi, số còn lại đang được sửa với hy vọng "chạy" được, còn chạy được bao lâu thì... chưa biết! Chị Phương Thị Thơm (quản lý hành chính của trung tâm) cho biết: "Sao Mai là một tổ chức phi lợi nhuận nên hoàn toàn không có nguồn thu, thường phải nhờ vào sự tài trợ hoặc tham gia các dự án để duy trì hoạt động của trung tâm. Vậy nên cứ dạy xong năm này lại phải suy nghĩ, tìm cách làm sao để năm sau trung tâm "sống" tiếp. Chúng tôi phải thường xuyên lên mạng tìm các thông tin, các giải thưởng ở nước ngoài để gừi dự án tham gia, lấy kinh phí đó để duy trì hoạt động cho trung tâm". Hy vọng các tổ chức và công ty máy tính trong nước sẽ có sự quan tâm, hỗ trợ để Sao Mai có thể hoạt động tốt hơn, đưa ánh sáng của thế giới số đến với nhiều bạn trẻ khiếm thị hơn...
Tố Tâm