Top 10 sáng kiến về dịch vụ LTE nổi bật nhất năm 2015
10:56, 14/09/2015
Sự triển khai “rầm rộ” của mạng 4G LTE trên thế giới đã kéo theo sự phát triển “ồ ạt” của nhiều sáng kiến dịch vụ LTE của các nhà mạng trong cuộc đua thu hút người dùng.
Dưới đây là “top 10” sáng kiến dịch vụ LTE nổi bật nhất của năm 2015 đã được Openet – nhà cung cấp hàng đầu về BSS (business support systems) đúc rút và công bố.
1. Cung cấp nội dung – dịch vụ truyền hình, video và truyền thông
Khi hoạt động xem truyền hình và video chuyển dịch sang thế giới đa màn hình (multi-screen), các nhà mạng có cơ hội khác biệt hóa dịch vụ của mình bằng cách bổ sung thêm nội dung truyền hình và video hấp dẫn cho dịch vụ di động của họ ngoài việc chỉ cạnh tranh về giá cước. Cũng chính vì thế, quan hệ cộng tác giữa nhà mạng, nhà cung cấp nội dung đang trở nên phổ biến trên toàn cầu.
Chẳng hạn như, nhà mạng EE của Anh Quốc cho ra đời EE Film Club để cung cấp cho các thuê bao di động của mình các phim mới phát hành và cổ điển chỉ với giá 1 bảng Anh cùng điều kiện sử dụng dữ liệu từ gói cước cho phép là 1,2GB cho HD và 700MB cho standard. Hay như quan hệ cộng tác giữa nhà mạng O2 của Anh Quốc với All 4 đã giúp cho các khách hàng của O2 có thể truy cập vào nội dung các kênh truyền hình của All 4 thông qua thiết bị di động của mình.
2. Chuyển vùng dữ liệu (data roaming) – bundle và add-ons
Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà mạng đang phải đối mặt là làm thế nào để khuyến khích các thuê bao sử dụng dịch vụ dữ liệu khi đang roaming. Theo khảo sát 2014 của Ủy ban châu Âu, 47% di động khi đang du lịch. Còn theo khảo sát của USA Today, 82% khách du lịch quốc tế đều lo ngại về chi phí dữ liệu bị tính quá cao khi đang roaming.
Trước thực trạng trên, một số nhà mạng trên thế giới đã tung ra các gói cước chuyển vùng dữ liệu khá thông minh và khác biệt để mang về không ít lợi nhuận cho mình từ thị trường này.
Chẳng hạn, Telus của Canada đã cung cấp hai gói cước chuyển vùng châu Âu cho các thuê bao trả trước của mình bằng việc cung cấp thời gian, số lượng kí tự tin nhắn và 150MB hoặc 400MB dữ liệu chỉ với giá 50$ và 85$ để khách hàng có thể yên tâm sử dụng khi roaming mà vẫn kiểm soát được chi phí của mình. Minh bạch hơn, nhà mạng Mobinil Ai Cập còn cung cấp gói cước chuyển vùng dữ liệu theo ngày và theo tháng từ 15MB đến 100MB và thông báo đến thuê bao của mình khi họ đạt mức giới hạn cho phép trước khi khóa dịch vụ.
3. Dữ liệu chia sẻ
Dịch vụ gói dữ liệu chia sẻ là một trong những dịch vụ có tốc độ phát triển nhất năm 2015 của AT&T, dịch vụ chia sẻ dữ liệu Mobile Share Accounts của hãng đã tăng trưởng kỷ lục 72% so với cùng kỳ năm ngoái từ hơn 70% thuê bao trả trước, trong đó khoảng 20% là các thuê bao sử dụng gói dữ liệu 15GB hoặc hơn.
Tận dụng thực tế các nhóm tuổi khác nhau sử dụng các tài khoản dữ liệu khác nhau, cụ thể, 68% thuê bao sử dụng gói My Plan của Optus (Úc) đang sử dụng ít hơn 50% dữ liệu cho phép hàng tháng, trong khi nhóm khách hàng từ 18 – 20 tuổi thì luôn sử dụng cao hơn gấp 2,7 lần so với nhóm trên 45 tuổi, Optus đã đổi mới gói cước Family Sharing cho phép các thuê bao dữ liệu có thể tối đa hóa gói cước di động và thống nhất hóa đơn tính tiền vào trải nghiệm thực tế của các thuê bao.
4. Ô tô kết nối
Theo khảo sát cuối năm 2014 của McKinsey và Company thực hiện trên 2.000 người mua ô tô mới ở Brazil, Trung Quốc, Đức và Mỹ, 13% người mua không những quan tâm đến phương tiện mới có truy cập internet hay không mà hơn 1/4 người mua còn sẵn sàng ưu tiên cho hoạt động kết nối thông qua các chức năng về công suất máy hay hiệu suất nhiên liệu.
Theo Gartner, thị trường ô tô kết nối sẽ tăng trưởng và trở thành một trong những phân khúc lớn nhất của thị trường IoT. Ô tô kết nối dự kiến sẽ tạo ra 5,1% tổng số lượng kết nối trong lĩnh vực IoT và đạt khoảng 25 tỷ vật kết nối vào năm 2020.
Trước xu thế đó, rất nhiều nhà mạng đã kết hợp với các thương hiệu ô tô nổi tiếng để đón đầu xu hướng. Chẳng hạn, nhà mạng AT&T kết hợp với Audi để cung cấp SIM LTE cho nền tảng ô tô kết nối dòng Audi2016. AT&T hiện cũng đang cung cấp hai gói dữ liệu kết nối 5GB/6 tháng/99$ và 30GB/30 tháng/499$ cho dòng 2015 A3 sedan. Còn tại châu Á, China Mobile và Shanghai OnStar cũng đã cộng tác cho ra đời gói dịch vụ 4G LTE cho các dòng Cadillac trên toàn lãnh thổ đại lục trong năm nay.
5. Thời gian phục vụ trong ngày
Để trải rộng lưu lượng mạng, các nhà mạng còn sử dụng cách thức phục vụ giới hạn thời gian trong ngày để hiệu quả hóa thói quen sử dụng của thuê bao. Ví dụ: Ooredoo ở Kuwait đã tung ra gói Night Packs từ 10GB đến 200GB cho hoạt động sử dụng từ 1 giờ sáng – 9 giờ sáng của người dùng. Telekom Mobile ở Nam Mỹ thì lại cho ra mắt gói dữ liệu 60GB cho hoạt động sử dụng từ 12 giờ sáng – 7 giờ sáng và thêm 60GB dữ liệu vào bất kỳ thời gian nào. Telekom Mobile không tính phí buổi tối nhưng sử dụng nó giống như tin nhắn tiếp thị để thu hút thuê bao mới.
6. Chuyển hạn dữ liệu (Data Rollover)
Theo cuộc khảo sát 1.059 người dùng điện thoại thông minh của Virgin Mobile Australia vào đầu năm nay:
- 95% người dùng mong muốn có thể giữ lại dữ liệu chưa dùng tới
- 93% người dùng mong muốn được quyền chuyển hạn dữ liệu
Theo đó, Virgin Mobile đã tung ra dịch vụ Data Rollover cho phép các thuê bao có thể chuyển tự động dữ liệu chưa sử dụng từ tháng này sang tháng sau. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ áp dụng cho các thuê bao mới.
Cùng với đó, Google cũng đã cho ra mắt dịch vụ Project Fi vào hồi tháng 4/2015 cho phép các thuê bao đăng kí Project Fi có thể kết nối thông minh đến các mạng hiện có một cách nhanh chóng (WiFi của Google hoặc mạng của hai đối tác Sprint & T-Mobile) chỉ với giá 20$ hoặc 10$/1GB dữ liệu. Một điều đặc biệt là Google cho phép thuê bao chuyển hạn dữ liệu chưa dùng vào cuối mỗi tháng và chỉ trả tiền cho các dữ liệu đã sử dụng.
7. Cung cấp sự lựa chọn tốt hơn so với WiFi miễn phí
Một số nhà mạng hiện không thu doanh thu dữ liệu cơ bản từ hoạt động sử dụng WiFi miễn phí của các thuê bao mà thay vào đó, họ khuyến khích thuê bao của mình sử dụng dữ liệu cellular thay vì WiFi bằng việc cung cấp các gói dữ liệu với giá thấp hơn.
MTN Nam Mỹ đã cung cấp gói cước 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 15 ngày và 30 ngày với nhiều mức giá khác nhau cho các thuê bao muốn sử dụng tài khoản dữ liệu trong thời gian ngắn.
Telecel tại Zimbabwe đã tạo ra gói bundle WhatsApp theo ngày, tuần và tháng cho phân khúc thị trường này. Dịch vụ ứng dụng được sử dụng bởi các nhà mạng thường nhắm vào khách hàng trẻ tuổi. Vì vậy, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter thường là những dịch vụ ứng dụng được sử dụng nhiều nhất.
8. Giá cả linh hoạt theo loại thiết bị
Sự kiểm soát loại thiết bị cho phép nhà mạng có thể kiểm soát được giới hạn gói dữ liệu dựa trên thiết bị sử dụng. Thực tế, thuê bao băng rộng di động sử dụng nhiều dữ liệu hơn so với người dùng điện thoại thông minh, do đó, các nhà mạng tính phí các tài khoản khác nhau cho các gói băng rộng di động và gói điện thoại thông minh.
Ví dụ: Vodafone UK tính 10£ cho 1GB trên thiết bị băng rộng di động thấp hơn so với 39£ cho 1GB trên gói điện thoại thông minh.
9. Dịch chuyển theo hướng tính phí bundle
Đối với các thuê bao đang chuẩn bị đạt đến ngưỡng giới hạn của gói dữ liệu, việc thông báo tình trạng và cung cấp thêm dịch vụ tính phí bundle cho các dữ liệu mới phát sinh là điều cần thiết để tạo thêm doanh thu cho nhà mạng.
Tháng 4/2015, nhà mạng Movistar của Tây Ban Nha đã liên kết với Vodafone Tây Ban Nha và Orange Tây Ban Nha về quyết định tính phí 1,5c cho mỗi MB dữ liệu đã được sử dụng vượt quá giới hạn theo định kỳ tháng. Movista sẽ cộng thêm 500MB dữ liệu được phép sử dụng cho các thuê bao vượt ngưỡng.
10. VoLTE
Các nhà mạng đang triển khai dịch vụ VoLTE nhằm tạo ra sự khác biệt hóa bản thân họ với các đối thủ cạnh tranh. VoLTE cung cấp một trải nghiệm nâng cao cho các thuê bao.
Cuối tháng 4/2015, thế giới đã có 16 nhà mạng cho trình làng VoLTE mặc dù GSA kỳ vọng con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào cuối năm nay. Hầu hết nhà mạng triển khai VoLTE đang tiếp thị cho các dịch vụ Voice HD đều không tính phí ưu đãi cho dịch vụ.
Trong suốt nhiều năm thảo luận về cơ hội LTE thì nay công nghệ này đã trở thành hiện thực và thu hút sự chú ý của cả thế giới. Bằng việc tập trung phát triển các sáng kiến dịch vụ như nội dung truyền hình, video, VoLTE, ô tô kết nối…, các nhà mạng đang dần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và trở nên đáng gờm hơn so với các đối thủ (kể cả nhà cung cấp OTT và WiFi) trong cuộc chạy đua thu hút người dùng.