Ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển cảng thông minh
Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ tiên tiến phát triển cảng thông minh để tăng hiệu quả khai thác cảng, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau, thông qua các phương thức như điện tử hoá chứng từ và các hình thức thanh toán trực tuyến.
- Doanh nghiệp công nghệ “đảo chiều” dòng chảy “chất xám Việt”
- Bổ sung Khu công nghệ cao Hà Nam vào quy hoạch
- Khai mạc Triển lãm VIDEX 2021: “Kinh tế - quốc phòng trong kỷ nguyên công nghệ số” 2021
- Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ mới từ các chương trình trọng điểm
- Thanh Hóa: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
Ông Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài- Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Cảng biển APEC.
Ngày 15/12, ông Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài- Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Cảng biển APEC cho biết: Trong năm 2022, Hội đồng cố vấn Mạng lưới cảng biển châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã đề ra Chương trình phục hồi chuỗi cung ứng gồm: Tạo nền tảng và cơ chế chia sẻ thông tin về tình hình khó khăn của các cảng cũng như hoạt động Logistics của các thành viên APEC, tình hình tắc nghẽn cảng, dịch bệnh để có kế hoạch ứng phó kịp thời như bố trí cầu bến cho tàu, giao nhận hàng hoá, phòng chống dịch. Tăng cường chuyển đổi số ứng dụng công nghệ tiên tiến, phát triển cảng thông minh để tăng hiệu quả khai thác cảng, kết nối thông suốt với các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp giữa con người với nhau, thông qua các phương thức như điện tử hoá chứng từ, và các hình thức thanh toán trực tuyến.
Song song đó, thiết lập quy trình khai thác cảng chuẩn (Standard Operations Procedure) cho các cảng trong khối APEC để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tiến tới cảng đạt chuẩn APEC.
“Chúng tôi nghiên cứu thành lập uỷ ban giải quyết các vấn đề khẩn cấp trong chuỗi cung ứng mà nhà khai thác cảng là nhân tố trung tâm cùng với các bên hữu quan như các nhà vận tải, công ty logistics, cơ quan quản lý chuyên nghành. Ưu tiên tiêm vaccine mũi thứ 3 cho lực lượng lao động tuyến đầu gồm công nhân làm việc trực tiếp trên tàu, lực lượng hoa tiêu dẫn tàu, lực lượng lái xe và giao nhận hàng hoá. Đánh dấu phân vùng dịch bằng màu sắc xanh, vàng, cam, đỏ cho các tàu biển đến từ các cảng, quốc gia và vùng lãnh thổ có các cấp độ dịch khác nhau để có kế hoạch ứng phó an toàn và kịp thời”. Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Cảng biển APEC Bùi Văn Quỳ cho biết.
Bên cạnh đó, theo ông Quỳ, năm 2022, sẽ tập trung phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, giảm khí thải carbon bằng cách: Áp dụng công nghệ thông minh trong cảng và chuỗi cung ứng để tối ưu hoá các hoạt động, giảm thiểu các di chuyển không cần thiết gây ra khí thải, sử dụng các nguyên liệu xanh dần thay thế nhiên liệu truyền thống như dầu diesel bằng các nhiên liệu mới như gas, điện gió, năng lượng mặt trời…khuyến khích sử dụng pin năng lượng mặt trời, điện lưới cung cấp cho các tàu biển khi tàu ở cảng thay vì chạy máy phát điện của tàu. Nghiên cứu sử dụng nhiên liệu mới trong tương lai trung tính carbon. Đưa tiêu chí giảm khí thải carbon để đánh giá xét các giải thưởng cảng xanh APEC để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững với chuỗi cung ứng xanh trong thời gian tới để bảo vệ môi trường.
Trước đó, trong khuôn khổ các hoạt động thường niên của Mạng lưới dịch vụ cảng biển châu Á - Thái Bình Dương gồm: Diễn đàn phát triển Cảng thông minh APEC, Phiên họp thường niên của Hội đồng cố vấn cảng biển APEC lần thức 10 và Phiên họp thường niên Hội đồng APSN lần thứ 13 được tổ chức trực tuyến thành công tốt đẹp. Ông Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, kiêm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Cảng biển APEC nhiệm kỳ 2018 - 2021 đã tham dự diễn đàn và chủ trì phiên họp thường niên Hội đồng cố vấn cảng biển APEC lần thứ 10, diễn ra từ ngày 16/11 đến ngày 18/11.
Trong phiên họp Hội đồng cố vấn cảng biển APEC ngày 17/11, ông Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tân Cảng Sài gòn, với những sáng kiến và đóng góp quan trọng cho việc phát triển mạng lưới dịch vụ cảng biển châu Á - Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ trước, đươc sự tin tưởng, tín nhiệm tuyệt đối của tất cả các thành viên từ các nền kinh tế APEC tham dự hội nghị như Canada, Hoa Kỳ, Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Hongkong (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Thái Lan, Phillipines, Việt Nam... tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Cố vấn cảng biển châu Á - Thái Bình Dương cho nhiệm kỳ 3 năm tiếp theo. Đây không chỉ là vinh dự và uy tín thương hiệu của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, mà còn khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong lĩnh vực hàng hải, khai thác cảng và chuỗi cung ứng.
Phiên họp thường niên Hội đồng cố vấn cảng biển APEC lần thứ 10.
Tham gia sự kiện này, Tân Cảng Sài Gòn đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm cũng như đã học hỏi thêm nhiều những kiến thức có tính ứng dụng cao, những đề xuất sáng tạo cho dự án phát triển cảng thông minh, tăng cường hiệu quả khai thác cảng, tiêu chí mới cho việc đánh giá cảng xanh, logistics xanh, phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng.
Tại kỳ họp lần này, Hội đồng Cố vấn đã tiến hành thảo luận và đóng góp ý kiến về các vấn đề ưu tiên của các cảng thành viên trong khối APEC, làm tiền đề cho Hội đồng cảng biển APSN tập trung nỗ lực nghiên cứu và cải thiện trong tương lai, bao gồm: tăng cường kết nối thông tin giữa các cảng trong khối về tình trạng tắc nghẽn cảng, để điều chỉnh phù hợp cho hải trình của tàu, sự hợp tác với các bên liên quan để có các giải pháp duy trì chuỗi cung ứng thông suốt bằng việc quản trị các điểm nghẽn hiệu quả trong khai thác cảng và chuỗi cung ứng; vấn đề giảm khí thải carbon và đẩy mạnh công nghệ số hóa. Đặc biệt nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ cao để xây dựng và phát triển cảng thông minh, tự động hóa trong quản lý và khai cảng, khai thác kho bãi, vận hành các thiết bị thông minh để tăng hiệu quả khai thác cảng; thành lập Ủy ban cho các vấn đề quan trọng/khẩn cấp và thiết lập nền tảng chia sẻ thông tin trong hệ thống các cảng thành viên của khối APEC; chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống dịch COVID-19, vấn đề an toàn sức khỏe cho thuyền viên, nhân viên và công nhân cảng; tăng cường hợp tác với các đối tác mà cảng là nhân tố trung tâm để hợp tác và kết nối với các bên liên quan như các công ty vận tải đa phương thức, các hãng tàu, các công ty cung cấp dịch vụ logistics, các cơ quan quản lý Nhà nước như cảng vụ hàng hải các địa phương, hải quan,… để hỗ trợ xử lý các tình hình khó khăn trong chuỗi cung ứng…
Việt Nam là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy việc triển khai thông qua xây dựng kế hoạch hành động triển khai tầm nhìn APEC đến năm 2040. Điều này thể hiện sự đóng góp hết sức trách nhiệm, tích cực, chủ động của Việt Nam đối với việc xây dựng, củng cố đoàn kết trong APEC để tiếp tục tăng cường hợp tác vì một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình và ổn định và thịnh vượng.
Theo/dangcongsan.vn