Ứng dụng di động nào chiếm ưu thế trong tương lai?
16:33, 16/10/2015
Công nghệ kết nối di động phát triển đồng nghĩa cách thức tương tác giữa người với người cũng thay đổi theo; và các ứng dụng gọi thoại, tin nhắn, mạng xã hội… ngày càng...
Theo kết quả khảo sát mới đây về cách thức giao tiếp bằng việc sử dụng ứng dụng di động của người dùng smartphone được Ericsson ConsumerLab công bố, smartphone là thiết bị được sử dụng nhiều nhất so với các thiết bị khác; đáng lưu ý, trong vô số thao tác được thực hiện trên smartphone thì hơn 30% thời gian là dành cho các ứng dụng giao tiếp. Chẳng hạn, thời gian người dùng smartphone Android của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Mỹ dành cho các ứng dụng này (không bao gồm SMS) là 47%, 20%, 28%, 30% và 30%.
Ngoài ra, các ứng dụng giao tiếp cũng luôn được ưu tiên xếp vào danh mục ứng dụng được sử dụng nhiều nhất khi người dùng đang trên băng thông rộng, nhất là khi đang di chuyển hoặc ở ngoài trời. Cụ thể, mạng xã hội, IM/VoIP và email chiếm đến 40 – 50% dữ liệu được gửi đi qua băng rộng di động và được sử dụng rất thường xuyên; tìm kiếm, tài chính, bản đồ, âm nhạc… cũng là các ứng dụng phát sinh dữ liệu cao với tỉ lệ 40 – 50% dữ liệu nhưng lại được dùng ít thường xuyên hơn.
Trong khi đó, Video, Google Play, News chỉ chiếm 20 – 30% dữ liệu và thường bị hoãn lại bởi các cân nhắc về chi phí và khả năng kết nối mạng; còn với ứng dụng game, tuy cũng chiếm 20 – 30% dữ liệu nhưng đa phần người dùng chỉ dùng đến khi đang rãnh rỗi, nhất là khi ở nhà.
Khi khảo sát sâu hơn về hành vi sử dụng ứng dụng giao tiếp của nhóm người dùng nói trên, Ericsson ConsumerLab cũng phát hiện ra rằng văn hóa và ngôn ngữ là các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thao tác trên ứng dụng. Với khối người dùng không sử dụng tiếng Anh như Nhật Bản và Hàn Quốc, các ứng dụng giao tiếp địa phương như Line, KakaoTalk được ưa chuộng hơn cả, nhất là tính năng tin nhắn; còn với khối người dùng sử dụng tiếng Anh như Ấn Độ, Mỹ và Anh thì các ứng dụng giao tiếp quốc tế như WhatsApp Messenger; Facebook Messenger, Google+ Hangouts lại được sử dụng nhiều, nhất là tính năng gọi thoại.
Cụ thể, danh mục ứng dụng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất ở Ấn Độ là IM/VoIP với 66% thời gian sử dụng, Nhật Bản là IM/VoIP với 42%, Hàn Quốc là IM/VoIP với 51%, Anh là mạng xã hội với 53% và Mỹ là mạng xã hội với 53%; còn danh mục được sử dụng ít nhất, tương ứng là email với 2% (Ấn Độ), gọi thoại với 6% (Nhật Bản), gọi thoại với 1% (Hàn Quốc), email và gọi thoại với tỉ lệ bằng nhau 11% (Anh) và email 12% (Mỹ). Ngoài ra, ứng dụng giao tiếp được sử dụng nhiều nhất tại Ấn Độ là WhatsApp Messenger (98%), Nhật Bản: Line (62%), Hàn Quốc: KakaoTalk (92%), Anh: Whatsapp Messenger (54%) và Mỹ: Facebook Messenger (37%).
Ngoài giọng nói và văn bản, hình ảnh đang trở thành phương tiện quan trọng để mọi người kết nối với nhau. Cứ 3 người dùng được khảo sát thì có 1 người đồng tình rằng chia sẻ hình ảnh trực tuyến là cách thức khá tốt để giữ liên lạc với bạn bè. Ngoài ra, cứ 4 người được hỏi thì có 1 người cho biết, họ sẵn sàng trả phí cho các dịch vụ chia sẻ hình ảnh không giới hạn mà không phải gánh thêm bất kỳ mức phạt dữ liệu nào.
Trong một khảo sát khác của Ericsson Consumer Lab về người dùng smartphone ở các thành phố lớn, 70% người dùng tin rằng đến năm 2020, các thiết bị có thể đọc được sóng não của con người và cho phép chúng ta giao tiếp với nhau thông qua suy nghĩ. 48% cho biết, họ mong muốn nhận được một robot có khả năng dạy họ cách thức sử dụng công nghệ mới; còn 1/3 bày tỏ, họ muốn dùng robot đó phục vụ cho công ty.
Theo kết quả khảo sát mới đây về cách thức giao tiếp bằng việc sử dụng ứng dụng di động của người dùng smartphone được Ericsson ConsumerLab công bố, smartphone là thiết bị được sử dụng nhiều nhất so với các thiết bị khác; đáng lưu ý, trong vô số thao tác được thực hiện trên smartphone thì hơn 30% thời gian là dành cho các ứng dụng giao tiếp. Chẳng hạn, thời gian người dùng smartphone Android của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh và Mỹ dành cho các ứng dụng này (không bao gồm SMS) là 47%, 20%, 28%, 30% và 30%.
Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh