Ứng dụng hiệu quả công nghệ cao, chuyển đổi số trong nông nghiệp

21:05, 07/10/2022

Việc ứng dung, phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu để nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và là yếu tố quan trọng giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Chiều ngày 7/10, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hà Nội phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội”.

Toàn cảnh tại hội thảo.

Tham dự tại hội thảo có, TS Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, ông Tạ Văn Tường phó Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hà Nội, cùng một số hiệp hội và doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, TS Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trong xu thế cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế hiện nay, khoa học công nghệ (KHCN) là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các tổ chức, DN, là tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù gặp nhiều khó khăn như: Thời tiết diễn biến phưc tạp, thay đổi khí hậu làm gia súc, gia cầm luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt dịch tả lơn châu phi xâm phạm và lan rộng trên địa bàn thành phố vào năm 2019, ảnh hưởng dịch Covid-19,... song ngành nông nghiệp thành phố vẫn đạt ở mực tăng trường khá giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2,53% đảm bảo mục tiểu ra.

Số liệu của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, hiện nay tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp đạt khoảng 35%. Để đạt được mục tiêu của Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, theo TS Lê Xuân Rao, việc đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng.

Phát biểu và chia sẻ tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, việc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế tất yếu để nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, bảo đảm phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Nhận thức được vấn đề trên, thời gian qua, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn TP đã phát triển được 160 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lâm Nguyễn.Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu tại hội thảo.

Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao đã và đang thu hút ngày một nhiều doanh nghiệp tham gia. Hiện, có 20 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất giống lúa, rau, hoa và cây ăn quả. Bên cạnh đó là 9 doanh nghiệp tham gia đầu tư vào chăn nuôi - nuôi trồng thuỷ sản - công nghệ chế biến nông lâm sản và thuỷ sản. Dù vậy, Hà Nội hiện mới chỉ có 1 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí của liên Bộ: NN&PTNT và KH&CN.

Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy ừng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao trong công nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cầu công nghiệp Thủ đô. Hội thảo được sự tập chung của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp ứng dụng CNC.

Tại hội thảo sẽ có các tham luận của cơ quan quản lý, Doanh Nghiệp, HTX, tổ chức,...Nội dung tham luận tập chung vào các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực nông thôn, gồm: giải pháp chiếu sáng cho cây rau, giải pháp để thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, giải pháp chiếu sáng thông minh, chuyển đổi số trong nông nghiệp...

Ứng dụng công nghệ trồng rau Thủy canh trong nông nghiệp

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, nhằm triển khai có hiệu quả việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, Sở đang trình UBND TP Hà Nội xem xét, ban hành Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.

“Chương trình khi đi vào thực tiễn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng hiệu quả công nghệ cao, chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sinh thái, hiện đại…” - ông Tạ Văn Tường chia sẻ thêm. 

Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã bước đầu khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.

Hà Nội là đất trăm nghề, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước, trong đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND thành phố công nhận.

Hiện nay, Hà Nội có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code, có 1.649 sản phẩm OCOP, chiếm 19% của cả nước (8.340 sản phẩm). Trong đó có 4 sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.

Bảo Trân