Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vẫn còn quá chậm
Nhiều chuyên gia dự đoán, việc đào tạo lại đối với những thay đổi nhanh chóng của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) sắp diễn ra trên quy mô toàn cầu.
- Vingroup đào tạo kỹ sư trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu
- Indonesia công bố chiến lược quốc gia về trí tuệ nhân tạo
- NextTech hỗ trợ start-up trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính phát triển chuyển đổi số
- Nhật Bản dùng trí tuệ nhân tạo dự báo số lượng thực khách đạt hiệu quả không ngờ
- FPT tổ chức cuộc thi về công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Tại sự kiện trực tuyến về dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra ngày 25/8, bà Patricia Yim, Tổng Giám đốc IBM khu vực Đông Nam Á, đã mở đầu phần trình bày của mình với nhận xét: "Dữ liệu là động cơ thúc đẩy chuyển đổi số và AI là công nghệ của thời đại giúp mở chìa khóa giá trị của dữ liệu. Tuy nhiên, việc áp dụng thành công vẫn là thách thức đối với nhiều tổ chức".
Theo bà Patricia Yim, IBM đã khám phá điều này trong một thời gian và xác định được 3 thách thức chính phải đối mặt với việc áp dụng rộng rãi AI, bao gồm: việc khan hiếm nhân tài, độ phức tạp của dữ liệu và sự thiếu tin tưởng của khách hàng vào dữ liệu.
Ngay cả tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020, nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng, việc đào tạo lại đối với những thay đổi nhanh chóng của dữ liệu và AI sắp diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Đến năm 2022, dựa trên việc các công việc có sẵn đã được chuyển đổi như thế nào với công nghệ do cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, 42% kỹ năng cốt lõi cần có trong các vai trò công việc hiện tại sẽ được thay đổi. Bên cạnh các kỹ năng dựa trên công nghệ, nhu cầu về các kỹ năng mới trong các ngành bán hàng, nhân sự, chăm sóc y tế và giáo dục sẽ ngày càng gia tăng.
Về độ phức tạp của dữ liệu, do các tổ chức luôn cần có các sản phẩm và dịch vụ có thể truy cập dễ dàng, điều này yêu cầu tổ chức phải đặt các máy chủ và cơ sở dữ liệu có thể mở rộng lên trên kiến trúc sẵn có. Và vì một số dịch vụ sẽ yêu cầu khả năng của AI và học máy, các tổ chức này sẽ cần nội dung dễ tiếp cận hơn và công nghệ tương ứng để sao lưu chúng.
Cuối cùng, vì khách hàng luôn ưu tiên quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu, họ sẽ cần các công cụ cho phép kiểm soát nội dung trong khi ngăn chặn truy cập trái phép. Vì bối cảnh lập pháp và quản lý quyền riêng tư sẽ còn liên tục phát triển, những khách hàng này sẽ cần phụ thuộc vào các công cụ giúp họ đáp ứng nhu cầu tuân thủ.
Châu Anh