Ủy ban Tài chính, Ngân sách xin ý kiến Quốc hội về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi)

14:15, 15/03/2023

Sáng 15/3/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp lần thứ 21. Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình dự thảo Luật Giá (sửa đổi)-Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) đã kịp thời phối hợp với cơ quan soạn thảo để thống nhất định hướng giải trình, tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH; tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội, các đối tượng liên quan về dự thảo Luật; chủ trì phối hợp với Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Pháp luật và các cơ quan liên quan rà soát và chỉnh lý, hoàn thiện từng điều khoản của dự thảo Luật.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất: bỏ 02 Điều; bổ sung 05 Điều; bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 07 nội dung của các Luật có liên quan; bổ sung thêm Phụ lục số 2 để làm rõ Danh mục các hàng hóa, dịch vụ đưa ra khỏi phạm vi Nhà nước định giá; từng điều khoản đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp…

Về nội dung liên quan đến bình ổn giá, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch, đặc biệt nhằm tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, hạn chế sự can thiệp từ cơ quan quản lý nhà nước đến quy luật cung cầu; bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”. 

Về định giá, tiếp thu ý kiến ĐBQH, Thường trực Ủy ban TCNS đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá.So với Dự thảo Luật đã trình Quốc hội, Dự thảo Luật đã quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá. 

Toàn cảnh phiên họp-Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban TCNS cũng đã tiếp thu, chỉnh lý quy định về dịch vụ thẩm định giá nhằm bảo đảm chặt chẽ, khả thi trong thực hiện và thể hiện tại Mục 2 Chương VI (từ Điều 45 đến Điều 59); chỉnh sửa điều kiện được thi thẩm định viên về giá; quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của thẩm định viên về giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, người chịu trách nhiệm về doanh nghiệp thẩm định giá...

Để bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời, Luật Giá hiện hành cũng đã quy định trường hợp cần điều chỉnh danh mục các mặt hàng bình ổn giá, Chính phủ trình UBTVQH xem xét, quyết định (UBTVQH họp hằng tháng và có thể họp bất thường để kịp thời quyết định). Vì vậy, để đúng với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan dân cử, bảo đảm công khai, minh bạch về chính sách nhưng vẫn đáp ứng tính linh hoạt, kịp thời, phù hợp thực tiễn, đề nghị cho giữ như quy định của Luật hiện hành.

Về Quỹ bình ổn giá, Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, cần giữ quy định tại về Quỹ bình ổn giá trong Luật giá nhằm tạo cơ sở pháp lý cũng như bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện đối với các trường hợp cần thiết phát sinh. Ngoài ra, việc giữ quy định về thành lập quỹ như Dự thảo Luật nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang hoạt động...

Về định giá, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban TCNS đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ những người làm công tác định giá. So với dự thảo Luật đã trình Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định cụ thể Danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định giá. 

Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã bổ sung quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá; chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban TCNS cũng đã tiếp thu, chỉnh lý quy định về dịch vụ thẩm định giá nhằm bảo đảm chặt chẽ, khả thi trong thực hiện và thể hiện tại Mục 2 Chương VI (từ Điều 45 đến Điều 59); chỉnh sửa điều kiện được thi thẩm định viên về giá; quy định về đăng ký hành nghề thẩm định giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của thẩm định viên về giá; quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá, người chịu trách nhiệm về doanh nghiệp thẩm định giá...

Thành Nam (T/h)