Vệ tinh cháy có thể tạo ra lỗ thủng ozone
Khác với thiên thạch, nhiều vệ tinh được làm bằng nhôm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khi bốc cháy trong khí quyển.
- Hà Nội đang lập lập các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh Hoà Lạc
- Space X phóng vệ tinh vô tuyến công suất lớn để thay thế những vệ tinh lỗi thời
- Trung Quốc chơi lớn chạy đua với Mỹ trên thị trường định vị vệ tinh
- Cổng 1022 tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh
Sau khi ngừng hoạt động, các vệ tinh thường rơi trở lại khí quyển và cháy rụi. Ảnh: ESA.
Hôm 7/6 Futurism đưa tin, trong những năm tới, quỹ đạo Trái Đất sẽ trở nên đông đúc hơn nhiều bởi các dự án mạng lưới vệ tinh như Starlink (SpaceX), Starnet (Trung Quốc) và Kuiper (Amazon). Khi những vệ tinh này ngừng hoạt động và rơi xuống khí quyển, chúng có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường.
Kể cả khi các mạng lưới vệ tinh khổng lồ hoàn thành, lượng vật chất nhân tạo bốc cháy trong khí quyển vẫn ít hơn nhiều so với lượng thiên thạch và những vật thể tự nhiên tương tự khác. Tuy nhiên, các vệ tinh có thành phần hóa học rất khác so với thiên thạch. Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Scientific Reports, lượng nhôm bị đốt cháy đó có thể tạo ra một lỗ thủng mới trong tầng ozone - hoặc thậm chí vô tình biến đổi khí hậu và môi trường Trái Đất.
Đầu năm nay, một cuộc thử nghiệm geoengineering (kỹ thuật tác động lên khí quyển Trái Đất nhằm làm giảm sự nóng lên toàn cầu) sử dụng các hạt vật chất trong khí quyển để phân tán ánh sáng Mặt Trời đã bị ngừng lại do công chúng phản đối. Tuy nhiên, việc đốt cháy các vệ tinh bằng nhôm trong khí quyển có thể sẽ mang lại tác động tương tự, theo nhà thiên văn Aaron Boley tại Đại học British Columbia, đồng tác giả nghiên cứu.
"Có vẻ giờ chúng ta sẽ tiến hành thử nghiệm này mà không có bất cứ sự giám sát hay quy tắc nào. Chúng ta chưa rõ giới hạn là gì và tầng thượng quyển sẽ bị thay đổi như thế nào", Boley nói.
Ngoài geoengineering, nhôm còn đặt ra một vấn đề khác. Boley cho biết, vệ tinh bốc cháy trong khí quyển có thể dẫn đến một lỗ thủng ozone mới. Giới chuyên gia đã biết về nguy cơ này khi thấy các tên lửa đốt cháy loại nhiêu liệu chứa nhiều nhôm và tạo ra những lỗ nhỏ trong tầng ozone trong quá trình phóng.
"Một số người cho rằng chúng ta không thể đổ nhựa ra biển nhiều đến mức gây biến đổi, hoặc không thể thải carbon vào khí quyển nhiều đến mức tạo ra sự khác biệt. Nhưng thực tế, đại dương đang gặp vấn đề ô nhiễm nhựa, khí hậu đang biến đổi do các hoạt động của con người và do con người thay đổi thành phần của khí quyển. Chúng ta cũng sắp mắc phải sai lầm tương tự khi sử dụng không gian", Boley nhận xét.
PV