Vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng?
07:30, 23/10/2013
Mới đây, trong các đợt kiểm tra liên ngành được tổ chức tại Hà Nội, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện những hành vi vi phạm bản quyền tại Siêu thị Điện máy Media Mart. Tại hai cơ sở của Media Mart tại 26F Hai Bà Trưng và 18 Phạm Hùng, đoàn kiểm tra đã thu giữ các máy tính xách tay thương hiệu Asus và Sony cài đặt phần mềm Microsoft không bản quyền, bao gồm cả phần mềm hệ điều hành Windows và các bộ Microsoft Office.
Với các máy tính hiệu Sony, mặc dù đã được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows có bản quyền của Microsoft, nhưng khi vào đến Siêu thị Điện máy Media Mart đã bị cài thêm bộ Microsoft Office không bản quyền để thu hút người mua. Với hành vi vi phạm này, dự kiến, ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền do cơ quan có thẩm quyền quyết định, Siêu thị Điện máy Media Mart sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bởi nhà sản xuất phần mềm.
Điều này không những đẩy người sử dụng những máy tính này vào nguy cơ mất dữ liệu, bị theo dõi khi virus kiểm soát webcam, bị mất tiền khi virus ăn cắp mật khẩu và tài khoản ngân hàng, hoặc bị sụp đổ cả hệ thống máy tính, mà hơn hết là rủi ro khi phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý vì vi phạm bản quyền phần mềm là một hình thức phạm tội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để tránh những rủi ro trên, khách hàng khi mua máy tính cần chắc chắn rằng các thiết bị mình mua được cài đặt phần mềm chính hãng.
Với nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chống vi phạm bản quyền, hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện các cam kết quốc tế, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điển hình phải kể đến các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo vệ bản quyền phần mềm và bản quyền âm nhạc, Pháp lệnh sửa đổi về xử lý vi phạm hành chính (nâng mức phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lên 500 triệu đồng) và Luật hình sự sửa đổi (sửa đổi và bổ sung các điều khoản về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan và các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).
Diệu Linh
Với các máy tính hiệu Sony, mặc dù đã được cài đặt sẵn hệ điều hành Windows có bản quyền của Microsoft, nhưng khi vào đến Siêu thị Điện máy Media Mart đã bị cài thêm bộ Microsoft Office không bản quyền để thu hút người mua. Với hành vi vi phạm này, dự kiến, ngoài việc bị áp dụng hình thức phạt tiền do cơ quan có thẩm quyền quyết định, Siêu thị Điện máy Media Mart sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bởi nhà sản xuất phần mềm.
Nên dùng sản phẩm cài Windows bản quyền. (Ảnh: Internet)
Hành vi xâm phạm bản quyền không chỉ khiến các đơn vị cung cấp thiết bị phần cứng phải đối mặt với các trách nhiệm hành chính, dân sự và thậm chí là hình sự, mà nguy hại hơn khi chính họ lại đẩy những rủi ro về bảo mật, an ninh máy tính cũng như những vấn đề pháp lý về phía người mua. Theo một nghiên cứu gần đây, gần như tất cả các máy tính cài đặt các phần mềm không bản quyền đều bị nhiễm virus. Điều này không những đẩy người sử dụng những máy tính này vào nguy cơ mất dữ liệu, bị theo dõi khi virus kiểm soát webcam, bị mất tiền khi virus ăn cắp mật khẩu và tài khoản ngân hàng, hoặc bị sụp đổ cả hệ thống máy tính, mà hơn hết là rủi ro khi phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý vì vi phạm bản quyền phần mềm là một hình thức phạm tội theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để tránh những rủi ro trên, khách hàng khi mua máy tính cần chắc chắn rằng các thiết bị mình mua được cài đặt phần mềm chính hãng.
Với nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi chống vi phạm bản quyền, hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện các cam kết quốc tế, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điển hình phải kể đến các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo vệ bản quyền phần mềm và bản quyền âm nhạc, Pháp lệnh sửa đổi về xử lý vi phạm hành chính (nâng mức phạt vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lên 500 triệu đồng) và Luật hình sự sửa đổi (sửa đổi và bổ sung các điều khoản về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm quyền tác giả và các quyền liên quan và các tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp).
Diệu Linh