Vì sao các công ty robot của Mỹ phải đẩy mạnh chiến lược quốc gia?

06:26, 31/03/2025

Các công ty robot của Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược robot quốc gia, bao gồm cả việc thành lập một văn phòng liên bang tập trung để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh Trung Quốc đang coi robot thông minh là ưu tiên hàng đầu.

Một robot Tesla được trưng bày khi các công ty robot của Mỹ ở Washington vào ngày 26/3/2025

Ngày 26/3/2025, đại diện của các công ty gồm Tesla, Boston Dynamics, Agility Robotics đã gặp mặt các nhà lập pháp tại Capitol để giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy Hoa Kỳ áp dụng các chính sách nhằm giúp các công ty của Mỹ trong cuộc đua toàn cầu phát triển thế hệ robot tiếp theo.

Jeff Cardenas, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp hình người Apptronik, ở Austin, Texas, đã chỉ ra với các nhà lập pháp rằng chính nhà sản xuất ô tô Mỹ General Motors đã triển khai robot công nghiệp đầu tiên tại một nhà máy lắp ráp ở New Jersey vào năm 1961. Nhưng Mỹ sau đó đã nhường vị trí dẫn đầu cho Nhật Bản, một quốc gia vẫn là cường quốc của robot công nghiệp cùng với các nước châu Âu.

Cuộc đua robot tiếp theo sẽ được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo và "Bất kỳ ai cũng có thể giành chiến thắng nhưng tôi nghĩ Hoa Kỳ có cơ hội chiến thắng lớn. Vì chúng tôi đang dẫn đầu về AI và đang xây dựng một số robot tốt nhất trên thế giới. Nhưng chúng tôi cần một chiến lược quốc gia nếu muốn tiếp tục phát triển và dẫn đầu" - Cardenas nói trong một cuộc phỏng vấn sau cuộc họp kín.

Hiệp hội Tự động hóa tiên tiến cho biết một chiến lược quốc gia sẽ giúp các công ty Mỹ mở rộng quy mô sản xuất và thúc đẩy việc áp dụng robot như một hiện hữu của AI. Nhóm này nói rõ rằng Trung Quốc và một số quốc gia khác đã có một kế hoạch.

Nhóm cũng đề xuất các ưu đãi thuế để giúp thúc đẩy việc áp dụng, cùng với các chương trình đào tạo do liên bang tài trợ để tài trợ cho cả nghiên cứu học thuật và đổi mới thương mại. Một văn phòng robot liên bang mới là cần thiết vì một phần là "sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng" cũng như "sự tinh vi ngày càng cao" của công nghệ.

Hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi, một đảng viên Dân chủ ở Illinois cho biết: Ông tin rằng Mỹ đang dẫn đầu trong cuộc chơi nhưng các công ty Trung Quốc cũng "rất giỏi" và Trung Quốc đang "dành được rất nhiều nguồn lực. Vì vậy, chúng tôi cần duy trì sự đổi mới của mình và duy trì văn hóa kinh doanh.

Theo thống kê của Liên đoàn Robot Quốc tế có trụ sở tại Đức, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về robot hoạt động trong các nhà máy và các môi trường công nghiệp khác (khoảng 1,8 triệu robot hoạt động vào năm 2023).

Các nhà sản xuất robot ở Nhật Bản và châu Âu vẫn thống trị thị trường toàn cầu về robot nhà máy khổng lồ mặc dù thị phần của các nhà sản xuất Trung Quốc tại thị trường nội địa đã tăng lên khoảng một nửa.

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu tích hợp robot với các công nghệ mới nổi khác như trí tuệ nhân tạo, vì nước này đang định vị robot hình người như một công nghệ tiên phong, đã phê duyệt một quỹ đầu tư lớn do nhà nước hậu thuẫn trị giá 138 tỷ USD để tập trung vào robot, AI và các đổi mới tiên tiến khác.

Trong một báo cáo hàng năm, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết nước này sẽ ưu tiên kết hợp các công nghệ kỹ thuật số, thế mạnh sản xuất và thị trường của đất nước, bao gồm phát triển robot thông minh cùng với xe điện.

Ở cả Mỹ và Trung Quốc, robot hình người kết hợp trí tuệ nhân tạo với cơ thể giống con người đã thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhưng điều đó cũng thu hút sự hoài nghi từ một số người theo dõi ngành công nghiệp robot. "Chúng tôi không thích robot hình người lắm vì trông chúng không thực tế" - Bill Ray, một nhà phân tích có trụ sở tại Anh cho nhóm nghiên cứu thị trường Gartner cho biết. Thay vào đó, Ray đang tìm kiếm nhiều ứng dụng hơn, ông mô tả là "robot đa chức năng" chẳng hạn như cỗ máy có bánh xe có thể nhặt và chở các gói hàng nặng qua sân bay nhưng không giống con người.