Việt Nam cần nhanh chóng tạo ra “cuộc chơi” 4G LTE
00:35, 17/12/2014
(Telecom&IT) - “Cuộc chơi” mạng kết nối 4G LTE không chỉ dành riêng cho các nhà mạng lớn mà đây là cơ hội cho các nhà mạng nhỏ, mới nổi tại Việt Nam bởi công nghệ này cho...
Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar, đánh giá cơ hội ngang nhau cho những “kẻ mạnh, kẻ yếu” trong cuộc chơi trên mạng 4G tại Việt Nam.Theo ông Wassenius, Việt Nam đang chuyển dịch từ xu thế thoại và dữ liệu sang xu thế người dùng làm trung tâm nhờ sự phổ biến của smartphone và máy tính bảng. “Smartphone và các dịch vụ dữ liệu chi phối thói quen tiêu dùng toàn cầu. Vì vậy chất lượng mạng là yếu tố hàng đầu trong việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng và giúp tăng trưởng thị phần”, đại diện Ericsson nhấn mạnh. “Công nghệ 4G là một bước tiến tất yếu của công nghệ, sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng xu thế tăng trưởng dịch vụ dữ liệu, mang lại chất lượng mạng đáp ứng nhu cầu sử dụng ứng dụng và sự hài lòng của người dùng”.
Ông Wassenius cho biết các nhà mạng Việt Nam đã có những giải pháp kỹ thuật, các hướng triển khai 4G như thế nào, nhưng vấn đề mà họ đang tính đó là làm sao để kết hợp giữa bài toán kỹ thuật và bài toán kinh doanh để số tiền họ bỏ ra là có thể thu lại được. “Đó chính là điều mà họ đang trao đổi với chúng tôi để tìm ra cách làm mang lại hiệu quả tốt nhất”.
Ericsson cho rằng tại Việt Nam, các nhà mạng đang áp dụng các gói theo mức nhất định, thay vì tính theo dịch vụ. Trong công nghệ 3G, nhà mạng rất khó quản lý từng dịch vụ nên số tiền thu hồi vốn không được cao, nhưng đến công nghệ 4G thì các ứng dụng được cá nhân hoá hơn. Người tiêu dùng không còn sử dụng các ứng dụng chung chung mà sẽ cá nhân hoá theo sở thích, ví dụ như về shopping online, trả hoá đơn điện tử… Như vậy, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả phí nhiều hơn so với mức cước tính theo gói và nhà mạng sẽ thu được cước phí dựa trên ứng dụng mà người tiêu dùng sử dụng.
Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển dịch từ thị trường chủ yếu sử dụng dịch vụ thoại 2G sang các ứng dụng được thực hiện trên nhiều công nghệ, băng tần khác nhau. Các nhà mạng ở Việt nam đối diện với nhu cầu và mong muốn của người dùng muốn sử dụng dịch vụ tức thời, truy cập các ứng dụng ổn định dù họ ở đâu. Công nghệ 4G là bước tiến tất yếu trong xu hướng công nghệ, và cuọc chơi 4G LTE không chỉ dành riêng cho các nhà mạng lớn, mà đây là cơ hội cho các nhà mạng nhỏ tại Việt Nam vì các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại băng thông mong muốn, có thể là 1800 MHz và 2500 MHz, hay băng tần 700 MHz, 900 MHz.
Ông Jan Wassenius cho rằng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ứng dụng và sự hài lòng của người dùng, các nhà mạng có thể cung cấp tần số 3G thấp để có được vùng phủ sóng ổn định cho các dịch vụ đòi hỏi tốc độ 1Mbps, như mạng xã hội Facebook, lướt web, xem Youtube định dạng SD. Đồng thời, Việt Nam cũng nên tính đến việc cung cấp thêm các tần số của công nghệ 4G/LTE để tăng dung lượng đồng thời cung cấp vùng phủ dành cho ứng dụng cần tốc độ 10Mpbs, như các ứng dụng video HD…
Ericsson còn đưa ra kiến nghị triển khai ứng dụng mới nhất là Wi-Fi Calling. ứng dụng mới nhất này đã được tích hợp ngay trong hệ điều hành iOS8 và Android, để thay thế các ứng dụng thoại hiện có như Viber, Skype, WhatsApp, Messenger, Hangouts… Ứng dụng này giúp các nhà mạng cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi tới trực tiếp các số di động qua sóng Wi-Fi với chất lượng tốt hơn các dịch vụ OTT.
Trước đó, chia sẻ với báo giới, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, đến năm 2015 Bộ mới tiến hành cấp phép 4G cho các doanh nghiẹp thông qua hình thức đấu giá sử dụng giấy phép như các nước đang áp dụng, chứ không cấp phép miễn phí cho doanh nghiệp như với giấy phép 3G đã được cấp trước đây.
Bộ TT&TT cho biết thời điểm 2015 hoặc sau đó sẽ thích hợp để cấp phép triển khai mạng 4G tại Việt Nam vì khi đó thiết bị 4G sẽ có nhiều hơn, và giá rẻ hơn thì công nghệ mới dễ đi vào cuộc sống.
Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar, đánh giá cơ hội ngang nhau cho những “kẻ mạnh, kẻ yếu” trong cuộc chơi trên mạng 4G tại Việt Nam.
Theo ông Wassenius, Việt Nam đang chuyển dịch từ xu thế thoại và dữ liệu sang xu thế người dùng làm trung tâm nhờ sự phổ biến của smartphone và máy tính bảng. “Smartphone và các dịch vụ dữ liệu chi phối thói quen tiêu dùng toàn cầu. Vì vậy chất lượng mạng là yếu tố hàng đầu trong việc mang lại sự hài lòng cho khách hàng và giúp tăng trưởng thị phần”, đại diện Ericsson nhấn mạnh. “Công nghệ 4G là một bước tiến tất yếu của công nghệ, sẽ giúp các doanh nghiệp đáp ứng xu thế tăng trưởng dịch vụ dữ liệu, mang lại chất lượng mạng đáp ứng nhu cầu sử dụng ứng dụng và sự hài lòng của người dùng”.
Ông Wassenius cho biết các nhà mạng Việt Nam đã có những giải pháp kỹ thuật, các hướng triển khai 4G như thế nào, nhưng vấn đề mà họ đang tính đó là làm sao để kết hợp giữa bài toán kỹ thuật và bài toán kinh doanh để số tiền họ bỏ ra là có thể thu lại được. “Đó chính là điều mà họ đang trao đổi với chúng tôi để tìm ra cách làm mang lại hiệu quả tốt nhất”.
Ericsson cho rằng tại Việt Nam, các nhà mạng đang áp dụng các gói theo mức nhất định, thay vì tính theo dịch vụ. Trong công nghệ 3G, nhà mạng rất khó quản lý từng dịch vụ nên số tiền thu hồi vốn không được cao, nhưng đến công nghệ 4G thì các ứng dụng được cá nhân hoá hơn. Người tiêu dùng không còn sử dụng các ứng dụng chung chung mà sẽ cá nhân hoá theo sở thích, ví dụ như về shopping online, trả hoá đơn điện tử… Như vậy, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả phí nhiều hơn so với mức cước tính theo gói và nhà mạng sẽ thu được cước phí dựa trên ứng dụng mà người tiêu dùng sử dụng.
Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam và Myanmar nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển dịch từ thị trường chủ yếu sử dụng dịch vụ thoại 2G sang các ứng dụng được thực hiện trên nhiều công nghệ, băng tần khác nhau. Các nhà mạng ở Việt nam đối diện với nhu cầu và mong muốn của người dùng muốn sử dụng dịch vụ tức thời, truy cập các ứng dụng ổn định dù họ ở đâu. Công nghệ 4G là bước tiến tất yếu trong xu hướng công nghệ, và cuọc chơi 4G LTE không chỉ dành riêng cho các nhà mạng lớn, mà đây là cơ hội cho các nhà mạng nhỏ tại Việt Nam vì các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều loại băng thông mong muốn, có thể là 1800 MHz và 2500 MHz, hay băng tần 700 MHz, 900 MHz.
Ông Jan Wassenius cho rằng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ứng dụng và sự hài lòng của người dùng, các nhà mạng có thể cung cấp tần số 3G thấp để có được vùng phủ sóng ổn định cho các dịch vụ đòi hỏi tốc độ 1Mbps, như mạng xã hội Facebook, lướt web, xem Youtube định dạng SD. Đồng thời, Việt Nam cũng nên tính đến việc cung cấp thêm các tần số của công nghệ 4G/LTE để tăng dung lượng đồng thời cung cấp vùng phủ dành cho ứng dụng cần tốc độ 10Mpbs, như các ứng dụng video HD…
Ericsson còn đưa ra kiến nghị triển khai ứng dụng mới nhất là Wi-Fi Calling. ứng dụng mới nhất này đã được tích hợp ngay trong hệ điều hành iOS8 và Android, để thay thế các ứng dụng thoại hiện có như Viber, Skype, WhatsApp, Messenger, Hangouts… Ứng dụng này giúp các nhà mạng cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi tới trực tiếp các số di động qua sóng Wi-Fi với chất lượng tốt hơn các dịch vụ OTT.
Trước đó, chia sẻ với báo giới, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, đến năm 2015 Bộ mới tiến hành cấp phép 4G cho các doanh nghiẹp thông qua hình thức đấu giá sử dụng giấy phép như các nước đang áp dụng, chứ không cấp phép miễn phí cho doanh nghiệp như với giấy phép 3G đã được cấp trước đây.
Bộ TT&TT cho biết thời điểm 2015 hoặc sau đó sẽ thích hợp để cấp phép triển khai mạng 4G tại Việt Nam vì khi đó thiết bị 4G sẽ có nhiều hơn, và giá rẻ hơn thì công nghệ mới dễ đi vào cuộc sống.