Việt Nam mua 20 triệu liều vaccine COVID-19 của Nga
Chiều ngày 2/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông tin về về vấn đề vaccine phòng COVID-19 sau buổi làm việc với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga.
- WHO phê duyệt vaccine Covid-19 Sinovac của Trung Quốc
- 'Mỗi đồng đóng góp cho Quỹ vaccine COVID-19 đều được trân trọng và quản lý minh bạch'
- Bộ Y tế chuyển 120.000 liều vaccine COVID-19 tới Bắc Giang
- Australia đặt mua thêm 40 triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer
- Các nhà khoa học Argentina nghiên cứu vaccine COVID-19 thế hệ 2
Theo Bộ trưởng Long, hiện nhu cầu vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu rất lớn, Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn để có thể tăng độ bao phủ tiêm chủng cho người dân sớm nhất và nhanh nhất.
"Sau một thời gian đàm phán, đến nay phía Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Tuy nhiên, do Việt Nam là nước triển khai các biện pháp chống dịch hiệu quả, kiểm soát dịch tốt nên việc cung ứng vaccine của các nước cho Việt Nam vẫn theo lộ trình, kế hoạch mà các nhà sản xuất, phân phối đã đưa ra.
Người đứng đầu ngành Y tế khẳng định, bên cạnh nguồn vaccine của Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận với các nguồn vaccine khác như COVAX; Astra Zeneca; Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson…
Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 thứ hai được Việt Nam phê duyệt.
Đến nay, Bộ đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vaccine COVID-19 qua nguồn COVAX. Tuy nhiên, hiện vaccine về chưa nhiều, Bộ Y tế đang thúc đẩy COVAX làm sao sớm đưa vaccine về Việt Nam nhiều nhất, sớm nhất. Ngoài ra, Bộ đã đăng ký với COVAX để mua thêm vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
Ngoài COVAX, Việt Nam đàm phán thành công và ký kết với Pfizer/BioNTech cung ứng 31 triệu liều vaccine COVID-19. Trước đó, từ tháng 11/2020, Việt Nam cũng đã ký kết với Astra Zeneca khoảng 30 triệu liều.
“Như vậy, đối với nguồn cung ứng của Nga, của Mỹ và của Anh, có thể nói rằng, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ”, ông Long nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết thêm, hiện Bộ vẫn đang tích cực đàm phán với nỗ lực cao nhất để tiếp tục tăng thêm nguồn cung ứng vaccine cho Việt Nam, nhằm giúp nước ta đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021, đầu năm 2022, từ đó sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường.
Sputnik V là vaccine chống COVID-19 được phê duyệt đầu tiên trên thế giới. Vaccine này do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya thuộc Bộ Y tế Nga phát triển dựa trên công nghệ vector virus. Liều lượng tiêm chủng của Sputnik V bao gồm 2 mũi, tiêm cách nhau 3 tuần. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, Sputnik V hiệu quả lên tới 91,6 %, nằm trong nhóm ba loại vaccine chống COVID-19 có hiệu quả cao nhất trên thế giới. Nghiên cứu hồi cuối tháng 2 ở Nga cho thấy Sputnik V hoạt động hiệu quả trong chống biến thể COVID-19. |
PV (T/h)