VNPT đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân để nâng cao sức cạnh tranh
00:34, 27/02/2015
(Telecom&IT) - Trải qua năm 2014 đầy biến động, trong năm 2015, VNPT sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của quá trình tái cơ cấu theo mô hình mới với phương châm "Chuyên...
Theo thống kê, những thay đổi bước đầu tại VNPT đã mang lại những tín hiệu khá tích cực. Cụ thể, năm 2014, doanh thu của Tập đoàn đã đạt hơn 101 nghìn tỷ đồng, tăng 106% so năm 2013 và tương đương 104% kế hoạch năm. Lợi nhuận cũng đạt hơn 6.300 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 112% so với năm 2013.Tuy nhiên, trong thời gian tới, VNPT sẽ phải giải quyết vấn đề xử lý nhân sự, lao động dôi dư nhưng vẫn phải bảo đảm lao động có việc và làm việc hiệu quả.
Trong giai đoạn mới, những cán bộ, nhân viên đang "hưởng sai lương, ngồi nhầm ghế" sẽ có sự sắp xếp, điều chuyển vào các vị trí phù hợp theo đúng năng suất lao động.
Ðể bộ máy vận hành hiệu quả, VNPT sẽ chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên. Năm 2015, VNPT dự kiến sẽ đầu tư từ 500 đến 1.000 tỷ đồng cho công tác đào tạo nhân lực.
Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VinaPhone (VNPT-VinaPhone) sẽ là đơn vị kinh doanh chủ lực của Tập đoàn, và còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị trường viễn thông trong tương lai.
Theo Quy hoạch thị trường viễn thông đến năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt, thị trường cần hình thành từ ba đến bốn tập đoàn chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa để bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giúp người dùng hưởng lợi.
Theo Sách trắng về CNTT - TT năm 2014 do Bộ TT&TT phát hành, VinaPhone hiện chỉ còn chiếm gần 17,5% thị phần dịch vụ điện thoại di động 2G và 3G, trong khi MobiFone là hơn 31,5%, còn Viettel đã vươn lên vị trí dẫn đầu với hơn 43% thị phần.
Tổng Giám đốc Trần Mạnh Hùng cho biết, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, bổ sung các trạm BTS mới, nhất là ở khu vực miền nam đang là nhu cầu bức thiết của VinaPhone lúc này. Dự kiến, đến hết quý II năm nay, VinaPhone sẽ hoàn tất 8.000 trạm BTS 3G ở cả ba miền.
Sắp tới, VinaPhone sẽ sắp xếp lại và đổi mới mô hình hoạt động của khối kinh doanh theo mô hình "trục dọc", hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả hoạt động cao nhất.
Theo thống kê, những thay đổi bước đầu tại VNPT đã mang lại những tín hiệu khá tích cực. Cụ thể, năm 2014, doanh thu của Tập đoàn đã đạt hơn 101 nghìn tỷ đồng, tăng 106% so năm 2013 và tương đương 104% kế hoạch năm. Lợi nhuận cũng đạt hơn 6.300 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch, tăng 112% so với năm 2013.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, VNPT sẽ phải giải quyết vấn đề xử lý nhân sự, lao động dôi dư nhưng vẫn phải bảo đảm lao động có việc và làm việc hiệu quả.
Trong giai đoạn mới, những cán bộ, nhân viên đang "hưởng sai lương, ngồi nhầm ghế" sẽ có sự sắp xếp, điều chuyển vào các vị trí phù hợp theo đúng năng suất lao động.
Ðể bộ máy vận hành hiệu quả, VNPT sẽ chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên. Năm 2015, VNPT dự kiến sẽ đầu tư từ 500 đến 1.000 tỷ đồng cho công tác đào tạo nhân lực.
Tổng công ty Dịch vụ viễn thông VinaPhone (VNPT-VinaPhone) sẽ là đơn vị kinh doanh chủ lực của Tập đoàn, và còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị trường viễn thông trong tương lai.
Theo Quy hoạch thị trường viễn thông đến năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt, thị trường cần hình thành từ ba đến bốn tập đoàn chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa để bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giúp người dùng hưởng lợi.
Theo Sách trắng về CNTT - TT năm 2014 do Bộ TT&TT phát hành, VinaPhone hiện chỉ còn chiếm gần 17,5% thị phần dịch vụ điện thoại di động 2G và 3G, trong khi MobiFone là hơn 31,5%, còn Viettel đã vươn lên vị trí dẫn đầu với hơn 43% thị phần.
Tổng Giám đốc Trần Mạnh Hùng cho biết, việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, bổ sung các trạm BTS mới, nhất là ở khu vực miền nam đang là nhu cầu bức thiết của VinaPhone lúc này. Dự kiến, đến hết quý II năm nay, VinaPhone sẽ hoàn tất 8.000 trạm BTS 3G ở cả ba miền.
Sắp tới, VinaPhone sẽ sắp xếp lại và đổi mới mô hình hoạt động của khối kinh doanh theo mô hình "trục dọc", hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả hoạt động cao nhất.