5 điện thoại Việt có tên "thiếu i-ốt" nhất
11:54, 06/11/2012
Một trong những yếu tố khiến điện thoại thương hiệu Việt bị chìm nghỉm trên thị trường là người tiêu dùng chẳng thể nhớ nổi một cái tên điện thoại Việt nào trong đầu.
Có lẽ, các nhà sản xuất điện thoại Việt Nam rất "bí" trong việc đặt tên cho "đứa con" chiến lược của mình. Bằng chứng là tên điện thoại thương hiệu Việt thông thường đi theo lối mòn, gồm có hai thành phần chính: tên nhà sản xuất như Viettel, FPT, Q-Mobile… và chữ cái đầu tiên của tên nhà sản xuất + chữ số.
Ngoài ra, còn một cách đặt tên phổ biến của điện thoại Việt là sử dụng tiếng Anh rất dài, khó đọc, hoặc tiếng Việt ngắn gọn nhưng… nhạt.
Do đó, những cái tên điện thoại thương hiệu Việt có tên nhạt nhẽo, khó hiểu, khó nhớ mà theo ngôn ngữ dân dã hiện nay là "thiếu muối", "thiếu i-ốt" chúng tôi lựa chọn ra dưới đây chỉ là mang tính đại diện cho những thương hiệu điện thoại Việt.
Viettel V8403
Viettel đầu tư nhiều chục triệu đô-la để sản xuất điện thoại (gồm cả nghiên cứu, thiết kế) nhưng xem ra việc đầu tư đặt tên cho điện thoại của Viettel chưa được tương xứng.
Chiếc smartphone màn hình cảm ứng giá siêu rẻ (1,5 triệu đồng) do Viettel sản xuất cũng được đặt tên theo lối mòn cũ: tên nhà sản xuất + chữ cái đầu tiên của tên nhà sản xuất + một (dãy) con số khó hiểu. Chỉ duy nhất Viettel biết câu chuyện phía sau dãy số 8403, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tò mò muốn biết số 8403 có ý nghĩa là gì.
Mobiistar @85
Chiếc điện thoại giá 1,89 triệu đồng này khi được gọi tên thành tiếng sẽ là: "a móc"/ "a còng" 85. Nếu sở hữu chiếc @85 này, bạn có muốn nhắc đến tên nó trước mặt bạn bè chăng?
F-Mobile F99
F-Mobile F99 là chiếc điện thoại 2 SIM bàn phím QWERTY có giá bán gần 800 nghìn đồng. Đây không phải là chiếc điện thoại đầu tiên của FPT được đặt tên theo kiểu truyền thống: Một chữ cái (đoán rằng là chữ cái đầu tiên đại diện cho FPT) và một hoặc nhiều con số. FPT đã có điện thoại từ F1, đến F99 và không biết sẽ còn đến F bao nhiêu nữa. Nhưng dù là F mấy thì nó cũng không gây ấn tượng, tò mò chút nào cả.
Q-Smart Miracle Tender
Chiếc điện thoại thông minh của Q-Mobile này có giá 3,45 triệu đồng nhắm đến đối tượng khách hàng là giới trẻ. Nhưng giả sử như bạn đang sở hữu chiếc máy này và khi có người hỏi bạn đang sử dụng điện thoại gì đó thì có lẽ bạn chỉ trả lời đến Q-Smart là cùng. Thêm chữ Miracle Tender vào cái tên khiến cho nó quá dài để đọc chưa kể việc phát âm cái tên Q-Smart Miracle Tender cũng làm cho khối người dùng không biết tiếng Anh chật vật.
VinaPhone Alo A203
Bạn có thể nóng mặt khi bạn hỏi bạn mình một cách nghiêm túc là họ đang dùng điện thoại gì mà họ chỉ trả lời nhõn câu: a lô hoặc a lô a… Thực ra là họ cũng đang trả lời rất nghiêm túc đấy. Vì đó là tên của chiếc điện thoại Vinaphone Alo. Tên của sản phẩm ngắn gọn, dễ nhớ là tốt, nhưng đừng bao giờ đặt tên bằng một động từ.
Mời bạn tiếp tục cập nhật vào danh sách này những tên điện thoại mà bạn cho là "thiếu i-ốt" nhất.
Các nguyên tắc đặt tên sản phẩm:
- Dễ nhớ, dễ nhận diện. Chìa khóa cho việc đặt bất kỳ tên nào – đơn giản hay phức tạp, trừu tượng hay tả thực – là thu hút sự chú ý và đáng nhớ. Thường những cái tên dễ nhớ là tên ngắn gọn.
- Có ý nghĩa. Chọn cái tên kể về câu chuyện thương hiệu của bạn.
- Dễ đọc thành tiếng. Những cái tên hay nhất là những cái tên mà mọi người dễ dàng khoe với bạn bè về nó. Đây cũng là cách mời khách hàng trở thành nhà marketing quảng bá cho sản phẩm.
- Khiến mọi người yêu mến nó ngay lập tức.
- Nổi bật trong đám đông. Hãy sử dụng tên của mình để tập trung vào những gì làm cho thương hiệu của bạn đặc biệt.
Có lẽ, các nhà sản xuất điện thoại Việt Nam rất "bí" trong việc đặt tên cho "đứa con" chiến lược của mình. Bằng chứng là tên điện thoại thương hiệu Việt thông thường đi theo lối mòn, gồm có hai thành phần chính: tên nhà sản xuất như Viettel, FPT, Q-Mobile… và chữ cái đầu tiên của tên nhà sản xuất + chữ số.
Ngoài ra, còn một cách đặt tên phổ biến của điện thoại Việt là sử dụng tiếng Anh rất dài, khó đọc, hoặc tiếng Việt ngắn gọn nhưng… nhạt.
Do đó, những cái tên điện thoại thương hiệu Việt có tên nhạt nhẽo, khó hiểu, khó nhớ mà theo ngôn ngữ dân dã hiện nay là "thiếu muối", "thiếu i-ốt" chúng tôi lựa chọn ra dưới đây chỉ là mang tính đại diện cho những thương hiệu điện thoại Việt.
Viettel V8403
Chiếc smartphone màn hình cảm ứng giá siêu rẻ (1,5 triệu đồng) do Viettel sản xuất cũng được đặt tên theo lối mòn cũ: tên nhà sản xuất + chữ cái đầu tiên của tên nhà sản xuất + một (dãy) con số khó hiểu. Chỉ duy nhất Viettel biết câu chuyện phía sau dãy số 8403, nhưng có lẽ chẳng mấy ai tò mò muốn biết số 8403 có ý nghĩa là gì.
Mobiistar @85
F-Mobile F99
Q-Smart Miracle Tender
VinaPhone Alo A203
Mời bạn tiếp tục cập nhật vào danh sách này những tên điện thoại mà bạn cho là "thiếu i-ốt" nhất.
Các nguyên tắc đặt tên sản phẩm:
- Dễ nhớ, dễ nhận diện. Chìa khóa cho việc đặt bất kỳ tên nào – đơn giản hay phức tạp, trừu tượng hay tả thực – là thu hút sự chú ý và đáng nhớ. Thường những cái tên dễ nhớ là tên ngắn gọn.
- Có ý nghĩa. Chọn cái tên kể về câu chuyện thương hiệu của bạn.
- Dễ đọc thành tiếng. Những cái tên hay nhất là những cái tên mà mọi người dễ dàng khoe với bạn bè về nó. Đây cũng là cách mời khách hàng trở thành nhà marketing quảng bá cho sản phẩm.
- Khiến mọi người yêu mến nó ngay lập tức.
- Nổi bật trong đám đông. Hãy sử dụng tên của mình để tập trung vào những gì làm cho thương hiệu của bạn đặc biệt.
Theo ictnews.vn
Trải nghiệm bắn súng thật tại gian hàng của Viettel trong Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đề xuất tiêu chí chức danh chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh