5 hệ điều hành di động đe doạ Android và iOS trong 2013
Android, iOS, và Windows Phone là những tên tuổi lớn trong thị trường phần mềm hệ điều hành di động, nhưng điều này có thể sắp thay đổi, khi có đến 5 hệ điều hành thách thức khác đang nhăm nhe giành thị phần. Tất cả 5 hệ điều hành này đều sắp sửa xuất hiện.
Năm 2013 vừa bắt đầu đã hình thành một cuộc chiến hệ điều hành di động. Rất có thể ngôi vương của Android và iOS sẽ bị lung lay. Trong vòng 12 tháng tới, 5 hệ điều hành này sẽ xuất hiện, và sự kiện CES 2013 chính là thời điểm để một số hệ điều hành trình làng các nhà phát triển và công chúng, để rồi đến CES 2014 sẽ có các smartphone mới toanh ứng dụng hệ điều hành mới ra mắt.
BlackBerry 10
Cho đến gần đây, BlackBerry 10 là cái tên lớn nhất trong danh sách 5 hệ điều hành mới. BlackBerry 10 cũng là sản phẩm “một mất một còn” của Research in Motion (RIM). Giống như Nokia hồi năm ngoái, RIM rất cần một sản phẩm thực sự mạnh, nếu không tương lai của hãng sẽ không thể chắc chắn. Tệ hơn, nếu BlackBerry 10 đáp ứng được thị hiếu người dùng, mọi thứ vẫn rất rủi ro với RIM trong thời gian tới.
BlackBerry 10 sẽ có trình duyệt web mới và có bàn phím cảm ứng cải thiện, cộng với tính năng camera sáng tạo có tên là Time Shift, có chế độ chụp ảnh cho phép người dùng thay đổi bằng tay các biểu cảm cá nhân để mang lại bức ảnh hoàn hảo.
Hiện tại, có khá nhiều thiện cảm và sự chú ý dành cho RIM cũng như các mẫu điện thoại BlackBerry 10, nhưng bất kỳ sáng tạo nào cũng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, bài học của Palm và WebOS vẫn đáng giá với RIM, hơn nữa hiện nay một sản phẩm sáng thạo vẫn chưa đủ để thành công, và nhất là với một công ty đang khó khăn như RIM.
Ubuntu cho di động
Ubunbu có thể là cái tên quen thuộc trong dòng máy tính để bàn Linux, nhưng lại mới toanh trong thế giới di động. Cuối năm nay hoặc trong đầu năm tới, chúng ta sẽ có thể mua smartphone chạy hệ điều hành Ubuntu.
Từ những gì chúng ta đã thấy trong giao diện người dùng, Ubuntu dựa vào các cử chỉ và không yêu cầu bất cứ nút phần cứng nào. Người dùng vuốt vào màn hình và menu cùng các ứng dụng sẽ hiện ra. Vẫn còn khó để nhận xét về Ubuntu vào lúc này, nhưng một phiên bản Ubuntu phù hợp với Galaxy Nexus sẽ ra vào cuối năm nay. Tại CES 2013, Ubuntu sẽ được trình diễn, và một phiên bản sớm của hệ điều hành này sẽ được chạy trên các thiết bị thử nghiệm.
Bạn có thể xem thêm về hệ điều hành Ubuntu cho smartphone tại đây.
Firefox OS
Mozilla đang nhắm tới phân khúc bình dân với hệ điều hành Firefox OS của hãng, vì thế sắp tới chúng ta sẽ có những mẫu smartphone giá rẻ chạy Firefox OS. Firefox OS đã sẵn sàng tung ra ở một số nước vào đầu năm 2013, Mozilla cũng đã ký hợp đồng với các nhà sản xuất phần cứng như ZTE và Alcatel. Telefonica, hãng di động lớn của Tây Ban Nha, và Sprint của Mỹ cũng đã cho biết hỗ trợ phần mềm này.
Nhìn bên trong, Firefox OS tương tự như Android, nhưng sẽ không thể chạy các ứng dụng Android và thay vào đó sẽ dựa trên các ứng dụng web có trên kho ứng dụng riêng của Mozilla. Bản thân Firefox là một ứng dụng web, được thiết kế và xây dựng với HTML5.
Jolla
Jolla là hãng Phần Lan đang hy vọng đưa MeeGo trở lại. MeeGo là hệ điều hành mà Nokia đã bỏ đi khi Nokia chọn Windows Phone. Giao diện người dùng Sailfish UI của Jolla đã được tiết lộ tại một sự kiện hồi tháng 11. Tinh thần của MeeGo dựa vào sự hình thành các điều khiển cử chỉ và một giao diện thông minh, đơn giản.
Jolla sẽ không xuất hiện đầu tiên tại châu Âu và Mỹ, mà tập trung chủ yếu tại Trung Quốc dành cho khách hàng doanh nghệp. Được biết, mẫu smartphone Jolla đầu tiên sẽ trình làng trước tháng 3 tới, và sẽ có bán trước mùa hè 2013. Dù nó không chính thức có mặt tại CES 2013, một số đại diện công ty nói sẽ có hoạt động quảng bá hệ điều hành này.
Tizen
Tizen là dự án chung của Intel và Samsung, và nó xuất hiện sau khi MeeGo bị xoá sổ. Ngoài ra, Samsung đã kết hợp Tizen với hệ điều hành di động của riêng hãng là Bada. Nó cũng kết nối được với Firefox OS, các ứng dụng của nó sẽ dùng HTML5 và sẽ tương thích với hệ điều hành của Mozilla, và ngược lại.
Hệ điều hành nào sẽ thành công?
Khi nói về hệ điều hành di động, câu hỏi “liệu chúng ta có thực sự cần một hệ điều hành smartphone khác?” thường được đặt ra. Đó là câu hỏi rất đúng đắn, vì 3 hệ điều hành mà chúng ta dùng hiện nay được thiết kế khá tốt, tương đối bảo mật, thường xuyên được cập nhật và hệ sinh thái ứng dụng đang phát triển. Vì thế, những hệ điều hành mới xuất hiện sẽ phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng nhà phát triển và các mạng lưới, nền tảng người hâm mộ và một số sản phẩm phần cứng nổi bật, giá “mềm” cũng như được bán rộng rãi. Có thể không phải cả 5 hệ điều hành đều thành công, nhưng biết đâu năm 2013 chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc rượt đuổi và đổi ngôi trên thị trường smartphone.
Trần Thị Huyền