Ấn Độ: đấu thầu phổ tần thu về hơn 1,76 tỷ USD

00:30, 27/03/2015

(Telecom&IT) - Dẫn lời Bộ trưởng viễn thông Ravi Shankar Prasad, Reuter cho hay, kết thúc 19 ngày đấu giá liên tiếp, Ấn Độ đã thu về hơn 1,76 tỷ USD từ các cuộc đấu giá...

Các nhà đấu thầu thành công phải trả từ 1/3 – 1/4 tổng giá cả được ấn định ở thời điểm hiện tại và phần còn lại vào năm 2027. Trong cuộc đấu giá, chính phủ cũng hợp đồng cho thuê dài hạn các phổ tần ở băng tần 800 MHz, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz.

Các nhà mạng tham gia đấu thầu gồm Bharti Airtel, Vodafone, Idea Cellular, Reliance Jio Infotel, Reliance Communications, Uninor, Aircel và Tata Teleeservices.

Chi tiết về việc phân bổ cuối cùng hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo dự đoán, có khả năng Airtel, Vodafone và Idea sẽ dành được giấy phép để thay thế các giấy phép viễn thông đang sắp hết hạn.

Theo nhận định của GSMA, việc thiết lập giá đấu thầu cao cho phổ tần 2100 MHz của chính phủ Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển cơ sở hạ tầng di động của đất nước này, dẫn đến giá cả bán ra cao hơn nhưng chất lượng dịch vụ lại kém hơn cho người tiêu dùng.

Các nhà đấu thầu thành công phải trả từ 1/3 – 1/4 tổng giá cả được ấn định ở thời điểm hiện tại và phần còn lại vào năm 2027. Trong cuộc đấu giá, chính phủ cũng hợp đồng cho thuê dài hạn các phổ tần ở băng tần 800 MHz, 900 MHz, 1800 MHz, 2100 MHz.

Các nhà mạng tham gia đấu thầu gồm Bharti Airtel, Vodafone, Idea Cellular, Reliance Jio Infotel, Reliance Communications, Uninor, Aircel và Tata Teleeservices.

Chi tiết về việc phân bổ cuối cùng hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng theo dự đoán, có khả năng Airtel, Vodafone và Idea sẽ dành được giấy phép để thay thế các giấy phép viễn thông đang sắp hết hạn.

Theo nhận định của GSMA, việc thiết lập giá đấu thầu cao cho phổ tần 2100 MHz của chính phủ Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển cơ sở hạ tầng di động của đất nước này, dẫn đến giá cả bán ra cao hơn nhưng chất lượng dịch vụ lại kém hơn cho người tiêu dùng.
TIN LIÊN QUAN