Báo cáo 2015: Viễn cảnh tương lai của mạng di động (phần 4)

13:30, 27/10/2015

Quan hệ giữa nhà mạng và thuê bao ngày càng khăng khít hơn bao giờ hết nhất là khi công nghệ kết nối phát triển nhanh chóng như hiện nay.

mang tuong lai1

Kiến trúc di động tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong 5-10 năm nữa khi thế giới chuyển đổi theo hướng LTE.

Mạng di động sẽ trở thành mối bận tâm chính trong tương lai, nhất là khi 5G đang được hiện thực hóa bởi nhà mạng SK Telecom nhằm phục vụ cho Thế Vận Hội Mùa Đông 2018. Trong khi đó, tại châu Âu, các tiêu chuẩn 5G cũng đang được xây dựng và kỳ vọng sớm hoàn thành. 

Ngoài 5G, Internet của Vạn vật (Internet of Things, gọi tắt IoT) chiếm một phần quan trọng trong ngành công nghiệp viễn thông, và được dự đoán trở thành xu hướng phát triển vũ bão trong tương lai gần.

Với sự tiến hóa nhanh chóng của công nghệ kết nối, số lượng các mối đe dọa về an ninh mạng như malware di động, DDoS, và các loại hình tấn công trên DNS, CPE hoặc các bộ phận khác của mạng cũng phát triển tương đương. 

Ở báo cáo viễn cảnh tương lai của mạng di động do Telecoms.com Intelligence thực hiện và được bảo trợ bởi F5, Tata Communications, Astellia và Mycomosi, chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về an ninh mạng di động, lộ trình đi đến 5G, hoạt động triển khai VoLTE và sự bền vững của mạng tương lai.

Sự bền vững của mạng tương lai

Quan hệ giữa nhà mạng và thuê bao ngày càng khăng khít hơn bao giờ hết nhất là khi công nghệ kết nối phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Khi tìm hiểu về sự bền vững của mạng tương lai, báo cáo đã thu thập được kết quả, có đến 81,5% đại diện tham gia nghiên cứu đưa ra quan điểm, mạng tương lai nên được quản lí theo quan điểm hội tụ, đa miền (cross-domain) và end-to-end; 34,4% nhận định truyền thông IoT và M2M sẽ là động lực thúc đẩy lớn nhất cho sự bền vững của mạng. Và, 43,5% khẳng định, quản lí NFV sẽ bị nhập vào OSS.

Ở phần này, câu hỏi khảo sát mà nhóm tác giả báo cáo đặt trọng tâm liên quan đến cách thức kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển của mạng di động. Khi tiến hành khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy, 81,5% đồng tình rằng sự bền vững của mạng tương lai nên được quản lí theo quan điểm hội tụ, đa miền (cross-domain) và end-to-end, điều này có nghĩa hoạt động quản lí mạng nên tập trung toàn diện vào tất cả các khía cạnh.

Không những vậy, 77,6% cho biết, sự bền vững có nghĩa là đặt khách hàng làm trung tâm bằng hoạt động phân tích thông minh cả về mạng lưới và hành vi của người dùng nhằm duy trì các dịch vụ chất lượng. Tương tự vậy, 72,2% nhận định, sự bền vững của mạng tương lai nên được tự động hóa bằng việc sử dụng các công cụ như SON, sắp xếp tự động và workflow tự động.

“Sự bền vững của mạng tương lai cần được tập trung chính vào truyền thông M2M/IoT hơn là lưu lượng tiêu dùng không quan trọng”. Có đến 44,4% ý kiến trung lập và đối nghịch với nhận định này. 34,4% tin rằng truyền thông IoT và M2M gia tăng sẽ là động lực thúc đẩy lớn nhất cho sự bền vững của mạng tương lai. 27,8% khẳng định, nhu cầu cải tiến chất lượng mạng đang ngày càng tăng lên.

 
Động lực thúc đẩy lớn nhất của mạng tương lai
Động lực thúc đẩy lớn nhất của mạng tương lai

Ngoài ra, khi khảo sát về xu hướng công nghiệp khác, nhóm tác giả cũng nhận thấy, chỉ số ít đại diện được khảo sát (9,3%) đồng ý với quan điểm, sự hiện diện của dịch vụ multi-play hội tụ sẽ là động lực thúc đẩy lớn nhất cho sự phát triển của các phương pháp bền vững mạng tương lai và mạng mới. 11,6% chọn video di động; trong khi 16,2% khẳng định, áp lực của dịch vụ doanh nghiệp được đặt lên cloud mới là nhân tố quan trọng nhất.

Cùng với một số xu hướng công nghiệp khác trong những năm qua, tự động hóa mạng vẫn còn là ẩn số đối với nhiều nhà khai thác. 47,5% cho biết, họ không biết khi nào họ có thể triển khai các kỹ thuật nhằm đảm bảo cho mạng tự động. 8,5% khẳng định họ đang sở hữu kỹ thuật này và 30,5% cho hay, kỹ thuật tự động hóa mạng sẽ được triển khai cho mạng lưới của họ vào khoảng thời gian năm 2016 đến 2020.

Những năm gần đây, các chức năng mạng ảo hóa (NFV) đang phát triển một cách đáng kể. Không những thế, NFV còn hứa hẹn sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nhà khai thác cung cấp các dịch vụ mới đến người dùng cá nhân và doanh nghiệp hiệu quả hơn. NFV còn là cơ hội giúp tối ưu hóa OSS để thúc đẩy sự hợp nhất của các hệ thống mạng khác nhau và đơn giản hóa hoạt động quản lí.

43,5% bày tỏ, quản lí NFV sẽ bị nhập vào OSS; trong khi 25,1% tin rằng NFV sẽ được “trám” vào nhiều khâu khác nhau của mạng lưới. Còn 31,3% khẳng định, NFV sẽ mang lại sự tiếp cận mới mẻ cho hoạt động quản lí mạng, giúp nhà mạng khai thác một cách hiệu quả.

Nghiên cứu chuyên sâu về lưu lượng, hành vi tiêu dùng và điều hành mạng, nhóm tác giả thấy rằng 51,7% đại diện được hỏi cho biết tương lai của sự ổn định mạng sẽ dựa vào nền tảng của dữ liệu lớn và phân tích theo thời gian thực. 25,5% nhận định, NFV và các nền tảng ảo hóa mạng khác sẽ thúc đẩy cho sự ổn định của mạng tương lai. Và chỉ 22,8% đồng tình, sự ổn định của mạng phụ thuộc nhiều vào tự động hóa.

Kiến trúc di động tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới trong 5-10 năm nữa khi thế giới chuyển đổi theo hướng LTE.

Mạng di động sẽ trở thành mối bận tâm chính trong tương lai, nhất là khi 5G đang được hiện thực hóa bởi nhà mạng SK Telecom nhằm phục vụ cho Thế Vận Hội Mùa Đông 2018. Trong khi đó, tại châu Âu, các tiêu chuẩn 5G cũng đang được xây dựng và kỳ vọng sớm hoàn thành. 

Ngoài 5G, Internet của Vạn vật (Internet of Things, gọi tắt IoT) chiếm một phần quan trọng trong ngành công nghiệp viễn thông, và được dự đoán trở thành xu hướng phát triển vũ bão trong tương lai gần.

Với sự tiến hóa nhanh chóng của công nghệ kết nối, số lượng các mối đe dọa về an ninh mạng như malware di động, DDoS, và các loại hình tấn công trên DNS, CPE hoặc các bộ phận khác của mạng cũng phát triển tương đương. 

Ở báo cáo viễn cảnh tương lai của mạng di động do Telecoms.com Intelligence thực hiện và được bảo trợ bởi F5, Tata Communications, Astellia và Mycomosi, chúng ta sẽ được tìm hiểu rõ hơn về an ninh mạng di động, lộ trình đi đến 5G, hoạt động triển khai VoLTE và sự bền vững của mạng tương lai.

Sự bền vững của mạng tương lai

Quan hệ giữa nhà mạng và thuê bao ngày càng khăng khít hơn bao giờ hết nhất là khi công nghệ kết nối phát triển nhanh chóng như hiện nay.

Khi tìm hiểu về sự bền vững của mạng tương lai, báo cáo đã thu thập được kết quả, có đến 81,5% đại diện tham gia nghiên cứu đưa ra quan điểm, mạng tương lai nên được quản lí theo quan điểm hội tụ, đa miền (cross-domain) và end-to-end; 34,4% nhận định truyền thông IoT và M2M sẽ là động lực thúc đẩy lớn nhất cho sự bền vững của mạng. Và, 43,5% khẳng định, quản lí NFV sẽ bị nhập vào OSS.

Ở phần này, câu hỏi khảo sát mà nhóm tác giả báo cáo đặt trọng tâm liên quan đến cách thức kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển của mạng di động. Khi tiến hành khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy, 81,5% đồng tình rằng sự bền vững của mạng tương lai nên được quản lí theo quan điểm hội tụ, đa miền (cross-domain) và end-to-end, điều này có nghĩa hoạt động quản lí mạng nên tập trung toàn diện vào tất cả các khía cạnh.

Không những vậy, 77,6% cho biết, sự bền vững có nghĩa là đặt khách hàng làm trung tâm bằng hoạt động phân tích thông minh cả về mạng lưới và hành vi của người dùng nhằm duy trì các dịch vụ chất lượng. Tương tự vậy, 72,2% nhận định, sự bền vững của mạng tương lai nên được tự động hóa bằng việc sử dụng các công cụ như SON, sắp xếp tự động và workflow tự động.

“Sự bền vững của mạng tương lai cần được tập trung chính vào truyền thông M2M/IoT hơn là lưu lượng tiêu dùng không quan trọng”. Có đến 44,4% ý kiến trung lập và đối nghịch với nhận định này. 34,4% tin rằng truyền thông IoT và M2M gia tăng sẽ là động lực thúc đẩy lớn nhất cho sự bền vững của mạng tương lai. 27,8% khẳng định, nhu cầu cải tiến chất lượng mạng đang ngày càng tăng lên.
TIN LIÊN QUAN