Bùng nổ nạn “cướp sóng” truyền hình IPTV
11:20, 13/08/2011
Trong thời gian vừa qua, cộng đồng mạng rộ lên tin đồn về việc có khá nhiều website phát trọn vẹn nội dung các phim từ các kênh truyền hình IPTV. Nhiều nghi vấn đã được đặt ra về việc các kênh truyền hình IPTV thiết lập kênh xem miễn phí mạo danh cho cộng đồng mạng để quảng cáo cho thương hiệu của mình. Tuy vậy, cũng có luồn dư luận cho rằng, các kênh truyền hình IPTV đang bị “cướp sóng”. Nhóm phóng viên tạp chí đã lên đường đi tìm hiểu sự việc.
“Cướp sóng”
Một trong những thuận lợi của truyền hình IPTV so với các dạng truyền hình khác là nó có khả năng truyền nội dung trực tiếp trên cáp LAN (ADSL) nên giảm thiểu được khá nhiều chi phí lắp đặt. Bên cạnh đó, với truyền hình IPTV, người sử dụng cũng có thể dễ dàng sử dụng Wi-Fi để truyền tín hiệu truyền hình đến các khu vực khác nhau trong phòng mà không cần đi dây cáp, việc này giúp các thiết bị trong nhà trở nên gọn gàng, ngay ngắn hơn. Đặc biệt, ở những căn nhà mà thiết kế đã được “đúc” từ trước, không thích hợp để đi dây bên ngoài thì giải pháp Wi-Fi IPTV là lựa chọn tốt nhất. Điều này khiến IPTV có lợi thế ở các chung cư, nhà cao tầng. Về nội dung chương trình, IPTV tỏ ra không kém các đối thủ như truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh,… khi có số lượng kênh lớn và nhiều kênh đặc biệt. Ngoài ra, khả năng hỗ trợ xem các nội dung chương trình theo yêu cầu còn cho phép người sử dụng có thể xem được các bộ phim hot một cách dễ dàng vào mọi lúc mọi nơi. Theo đó, nếu như vào giờ A - ở các dạng truyền hình khác sẽ chiếu một bộ phim hot nào đó và nếu như bị trễ qua giờ B hay chậm 5-10 phút vì việc riêng, bạn sẽ mất hẳn việc được thưởng thức bộ phim ấy. Ngược lại, nếu dùng truyền hình IPTV, dù phim ấy đã chiếu cách đó… một năm nhưng vào bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể xem lại được phim ấy. Chính sự tính năng hỗ trợ xem theo chủ đề vào mọi lúc khiến IPTV trở thành địa chỉ hấp dẫn cho giới văn phòng, doanh nhân bận rộn và cả dân… “câu trộm” IPTV.
“IPTV khá nhạy, khi một bộ phim bom tấn vừa chiếu ở rạp tại Hoa Kỳ hoặc Việt Nam thì trên IPTV cũng có trong khi các phim này phải còn rất lâu mới được lên sóng ở truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh. Vì thế, IPTV thường là kênh mọi người chú ý đầu tiên khi muốn xem phim “hot” mà không muốn hoặc không có điều kiện để đến rạp”, anh Hoàng, quản trị một website về giải trí cho biết. “Và lẽ tất nhiên, khi có điều kiện tiếp xúc với các bộ phim “bom tấn”, với giới đam mê công nghệ, việc “câu trộm” các bộ phim này để đem lên mạng chia sẻ cho mọi người là việc… dễ thấy”.
Đồ nghề câu trộm
“Có thể câu trộm sóng từ bất kỳ đài truyền hình nào nhưng với truyền hình IPTV là… dễ nhất”, Phương – kỹ sư ngành điện tử viễn thông, hiện đang làm việc trong một công ty của Nhật tại TP. HCM cho hay. “Câu trộm” thực chất chỉ là một thuật ngữ của dân “trong nghề”, còn bản chất của việc này chính là việc người ta dùng các loại video card để nối với dây tín hiệu của các đài truyền hình, đầu còn lại của card video sẽ gắn kết với máy tính để phát các chương trình thu được trực tiếp vào video và dùng phần mềm quay phim màn hình để ghi lại hình ảnh. Còn âm thanh thì có thể dùng các chương trình ghi âm. Sau khi có được 2 file hình ảnh và âm thanh thì chỉ cần dùng các phần mềm để mix (phối trộn) chúng lại với nhau là mọi người có ngay một bộ phim “bom tấn” chiếu ở rạp với chất lượng cao.
Giá các loại card như thế này khá rẻ, các sản phẩm bình thường có giá khoảng 300 ngàn với chất lượng hình ảnh ở mức độ Lite HD trong khi những loại card video cao cấp có thể hỗ trợ thu hình ảnh chất lượng Full HD hoặc cao hơn cả HD, tuy thế - giá của chúng cũng lên tới “vài củ” (vài triệu), chị Nhung – chủ một cửa hàng bán linh kiện điện tử, truyền hình ở chợ trời Hà Nội cho biết.
Khó ngăn chặn
Theo đại diện của kênh truyền hình IPTV thì khó có thể ngăn chặn được việc “câu trộm” như trên bởi tín hiệu truyền hình một khi đã gửi đi thì khó có thể kiểm soát được và cũng chẳng thể biết có ai “câu trộm” hay không. Không chỉ có IPTV mà mọi dạng truyền hình từ truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số cho tới truyền hình cáp đều chung số phận. Vì thế, các ĐTH thường dùng cách đặt logo của họ lên góc của chương trình đang chiếu để khẳng định bản quyền.
“Em nghĩ việc share (chia sẻ) các bộ phim hay lên mạng để mọi người xem là việc bình thường, chẳng có gì có lỗi cả vì mình có điều kiện giúp mọi người xem thì sao lại không xem”, Phú – thành viên một mạng xã hội Việt Nam khá nổi tiếng cho hay. Theo Phú, mỗi khi có phim hay trên IPTV, Phú và các bạn thường gắn card video để thu lại nội dung rồi post lên Youtube và các trang chia sẻ video khác cho mọi người cùng xem. “Khá nhiều người thậm chí còn tập hợp các video này lại để đưa vào website của mình nhằm thu hút người tới xem để lấy quảng cáo và số lượng website “xào nấu” như thế khá nhiều.
Theo một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh thì khó có thể xác định bản quyền đối với các chương trình có nguồn gốc từ nước ngoài bởi thực chất thì các bộ phim ấy, chương trình ấy không do các đài IPTV làm ra mà chỉ mua lại bản quyền. Nếu như kẻ “câu trộm” dùng phần mềm xóa mất logo của đài IPTV thì coi như mọi dấu hiệu vi phạm bản quyền sẽ biến mất và nếu muốn kiện, chỉ có hãng sản xuất ra bộ phim, chương trình ấy mới có thể kiện được.
Và các đài truyền hình IPTV lại tiếp tục ôm đầu khi nạn “câu trộm” sóng lại rộ lên mỗi khi phim “hot” xuất hiện trên sóng của họ.
Hà Thi
“Cướp sóng”
Một trong những thuận lợi của truyền hình IPTV so với các dạng truyền hình khác là nó có khả năng truyền nội dung trực tiếp trên cáp LAN (ADSL) nên giảm thiểu được khá nhiều chi phí lắp đặt. Bên cạnh đó, với truyền hình IPTV, người sử dụng cũng có thể dễ dàng sử dụng Wi-Fi để truyền tín hiệu truyền hình đến các khu vực khác nhau trong phòng mà không cần đi dây cáp, việc này giúp các thiết bị trong nhà trở nên gọn gàng, ngay ngắn hơn. Đặc biệt, ở những căn nhà mà thiết kế đã được “đúc” từ trước, không thích hợp để đi dây bên ngoài thì giải pháp Wi-Fi IPTV là lựa chọn tốt nhất. Điều này khiến IPTV có lợi thế ở các chung cư, nhà cao tầng. Về nội dung chương trình, IPTV tỏ ra không kém các đối thủ như truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh,… khi có số lượng kênh lớn và nhiều kênh đặc biệt. Ngoài ra, khả năng hỗ trợ xem các nội dung chương trình theo yêu cầu còn cho phép người sử dụng có thể xem được các bộ phim hot một cách dễ dàng vào mọi lúc mọi nơi. Theo đó, nếu như vào giờ A - ở các dạng truyền hình khác sẽ chiếu một bộ phim hot nào đó và nếu như bị trễ qua giờ B hay chậm 5-10 phút vì việc riêng, bạn sẽ mất hẳn việc được thưởng thức bộ phim ấy. Ngược lại, nếu dùng truyền hình IPTV, dù phim ấy đã chiếu cách đó… một năm nhưng vào bất kỳ lúc nào, bạn cũng có thể xem lại được phim ấy. Chính sự tính năng hỗ trợ xem theo chủ đề vào mọi lúc khiến IPTV trở thành địa chỉ hấp dẫn cho giới văn phòng, doanh nhân bận rộn và cả dân… “câu trộm” IPTV.
“IPTV khá nhạy, khi một bộ phim bom tấn vừa chiếu ở rạp tại Hoa Kỳ hoặc Việt Nam thì trên IPTV cũng có trong khi các phim này phải còn rất lâu mới được lên sóng ở truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh. Vì thế, IPTV thường là kênh mọi người chú ý đầu tiên khi muốn xem phim “hot” mà không muốn hoặc không có điều kiện để đến rạp”, anh Hoàng, quản trị một website về giải trí cho biết. “Và lẽ tất nhiên, khi có điều kiện tiếp xúc với các bộ phim “bom tấn”, với giới đam mê công nghệ, việc “câu trộm” các bộ phim này để đem lên mạng chia sẻ cho mọi người là việc… dễ thấy”.
Đồ nghề câu trộm
“Có thể câu trộm sóng từ bất kỳ đài truyền hình nào nhưng với truyền hình IPTV là… dễ nhất”, Phương – kỹ sư ngành điện tử viễn thông, hiện đang làm việc trong một công ty của Nhật tại TP. HCM cho hay. “Câu trộm” thực chất chỉ là một thuật ngữ của dân “trong nghề”, còn bản chất của việc này chính là việc người ta dùng các loại video card để nối với dây tín hiệu của các đài truyền hình, đầu còn lại của card video sẽ gắn kết với máy tính để phát các chương trình thu được trực tiếp vào video và dùng phần mềm quay phim màn hình để ghi lại hình ảnh. Còn âm thanh thì có thể dùng các chương trình ghi âm. Sau khi có được 2 file hình ảnh và âm thanh thì chỉ cần dùng các phần mềm để mix (phối trộn) chúng lại với nhau là mọi người có ngay một bộ phim “bom tấn” chiếu ở rạp với chất lượng cao.
Giá các loại card như thế này khá rẻ, các sản phẩm bình thường có giá khoảng 300 ngàn với chất lượng hình ảnh ở mức độ Lite HD trong khi những loại card video cao cấp có thể hỗ trợ thu hình ảnh chất lượng Full HD hoặc cao hơn cả HD, tuy thế - giá của chúng cũng lên tới “vài củ” (vài triệu), chị Nhung – chủ một cửa hàng bán linh kiện điện tử, truyền hình ở chợ trời Hà Nội cho biết.
Khó ngăn chặn
Theo đại diện của kênh truyền hình IPTV thì khó có thể ngăn chặn được việc “câu trộm” như trên bởi tín hiệu truyền hình một khi đã gửi đi thì khó có thể kiểm soát được và cũng chẳng thể biết có ai “câu trộm” hay không. Không chỉ có IPTV mà mọi dạng truyền hình từ truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số cho tới truyền hình cáp đều chung số phận. Vì thế, các ĐTH thường dùng cách đặt logo của họ lên góc của chương trình đang chiếu để khẳng định bản quyền.
“Em nghĩ việc share (chia sẻ) các bộ phim hay lên mạng để mọi người xem là việc bình thường, chẳng có gì có lỗi cả vì mình có điều kiện giúp mọi người xem thì sao lại không xem”, Phú – thành viên một mạng xã hội Việt Nam khá nổi tiếng cho hay. Theo Phú, mỗi khi có phim hay trên IPTV, Phú và các bạn thường gắn card video để thu lại nội dung rồi post lên Youtube và các trang chia sẻ video khác cho mọi người cùng xem. “Khá nhiều người thậm chí còn tập hợp các video này lại để đưa vào website của mình nhằm thu hút người tới xem để lấy quảng cáo và số lượng website “xào nấu” như thế khá nhiều.
Theo một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh thì khó có thể xác định bản quyền đối với các chương trình có nguồn gốc từ nước ngoài bởi thực chất thì các bộ phim ấy, chương trình ấy không do các đài IPTV làm ra mà chỉ mua lại bản quyền. Nếu như kẻ “câu trộm” dùng phần mềm xóa mất logo của đài IPTV thì coi như mọi dấu hiệu vi phạm bản quyền sẽ biến mất và nếu muốn kiện, chỉ có hãng sản xuất ra bộ phim, chương trình ấy mới có thể kiện được.
Và các đài truyền hình IPTV lại tiếp tục ôm đầu khi nạn “câu trộm” sóng lại rộ lên mỗi khi phim “hot” xuất hiện trên sóng của họ.
Hà Thi