Các nhà lắp ráp iPhone muốn rút khỏi Trung Quốc
Việc Luxshare mua lại nhà máy sản xuất hợp đồng của Wistron ở Trung Quốc vào tháng 7 để trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên tạo ra một số sản phẩm Apple đã khiến các nhà sản xuất hợp đồng khác bắt đầu lo ngại.
- Zoom - ứng dụng về họp và làm việc trực tuyến rút khỏi thị trường Trung Quốc ở mảng bán lẻ
- Ứng dụng cho vay nặng lãi của Trung Quốc đang âm thầm rút khỏi Việt Nam?
- Báo New York Times rút khỏi ứng dụng đọc tin Apple News
- VINGROUP CÔNG BỐ RÚT KHỎI LĨNH VỰC BÁN LẺ
- Samsung nhiều khả năng sẽ rút khỏi thị trường smartphone Nhật
Theo PhoneArena, cả Foxconn và Pegatron đều đang lo ngại về việc Luxshare mua lại bộ phận sản xuất iPhone của Wistron bởi điều này sẽ tạo ra những ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc đối với Luxshare.
Để tránh các bất lợi, Pegatron được báo cáo là đang cố gắng thúc đẩy hoạt động kinh doanh thành phần nhằm tự bảo vệ mình trước sự trỗi dậy của Luxshare, bao gồm mua lại Casetek - nhà sản xuất vỏ iPhone. Nhưng một điều khá thú vị là Pegatron đang sở hữu 57% cổ phần Luxshare, điều này mở ra khả năng hai công ty có thể hợp tác với nhau trong tương lai.
Trong khi đó, Foxconn cũng đi theo chiến lược của Pegatron bằng cách đẩy mạnh hoạt động kinh doanh linh kiện để chống lại các đối thủ cạnh tranh. Chủ tịch Foxconn Young Liu cho biết trong báo cáo thu nhập hằng quý vào tuần trước rằng công ty đang chuyển năng lực sản xuất ra khỏi Trung Quốc để sang Đông Nam Á, châu Mỹ và các thị trường khác nhằm tránh thuế quan đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ. Động thái này nhằm tạo ra hệ sinh thái sản xuất ở mỗi quốc gia.
Foxconn xem Trung Quốc không còn là “công xưởng của thế giới”
Về cơ bản, Foxconn xem Trung Quốc không còn là công xưởng sản xuất iPhone nữa. Đó chính là lý do mà Foxconn sẵn sàng chiến lược chuyển việc sản xuất iPhone ra khỏi Trung Quốc nếu cần ngay khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu nóng lên. Kết quả là, Foxconn đã sản xuất một số mẫu iPhone ở Ấn Độ thông qua nhà máy của hãng lẫn Wistron ở quốc gia đông dân thứ 2 thế giới.
Vì iPhone được coi là một thiết bị xa xỉ ở Ấn Độ nên các mẫu cũ hơn đã được lắp ráp tại quốc gia này, tuy nhiên kể từ tháng trước, Foxconn bắt đầu lắp ráp iPhone 11 tại Ấn Độ và đánh dấu cột mốc đầu tiên một iPhone mới nhất được sản xuất ở đây. Các mẫu iPhone lắp ráp tại Ấn Độ không phải chịu bất kỳ mức thuế nào khi nhập khẩu vào Mỹ, đồng thời cũng cắt giảm mức thuế 22% từ Ấn Độ đối với các thiết bị nhập khẩu vào nước này.
Mặc dù vậy, sự thay đổi này được cho là không ảnh hưởng đến gia đình iPhone 12 năm nay, trong đó iPhone 12 và 12 Max dự kiến có sẵn để đặt trước vào ngày 2.10 trước khi giao hàng 1 tuần sau đó; còn iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có thể đặt hàng trước vào ngày 16.10 trước khi giao hàng vào ngày 23.10.
Châu Anh (T/h)