Các thiết bị siêu đặc biệt tìm kiếm chiếc máy bay MH370
Giới chức Malaysia khẳng định chắc chắn chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã rơi xuống một vùng hẻo lánh của Ấn Độ Dương dù chưa tìm được bất cứ mảnh vỡ nào. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tìm được hộp đen của chiếc máy bay MH370 xấu số dưới vùng nước biển sâu gần 7km này.
- Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay MH370
- Máy tính buồng lái MH370 có thể đã bị can thiệp ác ý
- Vụ máy bay MH370 mất tích: Thủ tướng Malaysia lên tiếng
- Trên chuyến bay MH370: Có hai người vừa đi nghỉ ở Việt Nam về
- Vụ máy bay MH370 mất tích: Thủ tướng Malaysia lên tiếng
- Trên chuyến bay MH370: Có hai người vừa đi nghỉ ở Việt Nam về
- Mã độc “Máy bay Malaysia mất tích” trên Facebook
- Máy bay Malaysia mất tích: vì sao ĐTDĐ đổ chuông cũng không giúp ích gì?
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Câu trả lời đầu tiên là thiết bị dò tìm đặc biệt Towed Pinger Locator 25 (TPL 25) của Hải quân Mỹ. TPL 25 thực chất là một chiếc microphone thủy động lực học được thiết kế đặc biệt để có thể nghe được các tín hiệu âm thanh từ hộp đen của các loại máy bay thương mại hoặc quân sự ở độ sâu tới 6km.
“Về cơ bản, thiết bị này [TPL 25] sẽ được lai dắt dưới một chiếc tàu vận tải thương mại di chuyển rất chậm để lắng nghe các tín hiệu phản hồi từ hộp đen”, Trung tá Chris Budde, sĩ quan tác chiến thuộc Hạm đội 7 cho biết. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ khu vực khoanh vùng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích trên Ấn Độ Dương quá rộng, ngay cả TPL 25 có bắt được sóng của hộp đen thì về cơ bản đây vẫn là công việc “mò kim dưới đáy biển”.
Thiết bị tìm kiếm hộp đen TPL 25.
Hiện đang có 2 thiết bị TPL 25 được sử dụng để tìm kiếm chiếc hộp đen MH 370. Chúng đều được Hải quân Mỹ triển khai trên tàu hỗ trợ cứu hộ Seahorse Standard của Hải quân hoàng gia Úc. Seahorse Standard và hơn chục chiếc tàu khác đang tìm kiếm trên vùng biển Ấn Độ Dương mênh mông để dò tìm tín hiệu hộp đen của chiếc Boeing 777-200ER gặp nạn khi đang trên lộ trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh.
Trong hai chiếc TPL 25 được tàu Seahorse Standard lai dắt thì một chiếc sẽ được thả và di chuyển dưới biển với tốc độ 5,5km/h. Chiếc còn lại là để dự phòng. TPL 25 được nối với tàu bằng sợi cáp dài 6.000m và được điều chỉnh sao cho nó vẫn nổi cách đáy biển trên 300m để tìm kiếm chiếc hộp đen. Thiết bị dò tìm này có thể thu được tín hiệu phản hồi trong bán kính 3,2km và có khả năng rà soát diện tích 5,17km2 đáy biển mỗi ngày.
Tàu hỗ trợ cứu hộ Seahorse Standard của Hải quân hoàng gia Úc.
TPL 25 là thế hệ thứ ba của công nghệ microphone thủy động lực học được Hải quân Mỹ phát triển trong 20 năm qua, và trên thực tế chúng rất ít khi được dùng – bởi chỉ khi nào có máy bay rơi xuống biển mà Mỹ có thể tham gia tìm kiếm thì TPL 25 mới được đưa vào sử dụng. TPL 25 được sử dụng trong hai lần gần đây nhất là năm 1996 – tìm kiếm hộp đen của chiếc Boeing 747-131 thuộc hãng hàng không Trans World Airlines (TWA) rơi ngoài khơi New York, và năm 2009 – tìm kiếm hộp đen của chiếc Airbus A330-203 thuộc Air France rơi xuống Đại Tây Dương. Tuy nhiên, TPL 25 tỏ ra ít hữu dụng trong vụ Airbus A330-203 bởi chiếc hộp đen của chiếc máy bay này chỉ đủ năng lượng để phát tín hiệu trong 30 ngày trong khi hoạt động tìm kiếm lại kéo dài tới tận 2 năm. Ngoài ra, việc tìm kiếm ở Ấn Độ Dương chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều so với Đại Tây Dương bởi độ sâu cách biệt quá lớn.
Ngoài thiết bị đặc biệt chuyên dụng TPL 25, Mỹ (cùng với Đức) còn sử dụng tàu ngầm biển sâu để tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Cả hai nước này nhất trí sẽ cùng thực hiện chiến dịch tìm kiếm chung bằng 3 chiếc tàu ngầm không người lái “Abyss”. Khác với tàu ngầm có người lái, Abyss có thể lặn sâu – tới 6.000m và hoạt động suốt 24 tiếng, và với công nghệ sonar hiện đại chiếc tàu ngầm này có thể tìm kiếm và quét tín hiệu trên một phạm vi rộng lớn.
Tàu ngầm Abyss.
Hai trong số ba chiếc tàu ngầm Abyss trên thuộc Viện Woods Hole có trụ sở tại Massachusetts, Mỹ. Chiếc còn lại thuộc Viện Helmholthz, Đức. Abyss được trang bị nhiều cảm biến đặc biệt, camera dưới nước và các hệ thống thủy âm siêu nhạy. Tàu ngầm có kích thước khá nhỏ (dài 3,6m) nên có thể dễ dàng vận chuyển bằng máy bay tới khu vực cần tìm kiếm. Cả ba chiếc tàu ngầm Abyss này từng là phương tiện tìm kiếm chủ yếu trong vụ máy bay rơi của Air France. Như đã nói ở trên, chiến dịch tìm kiếm này đã kéo dài suốt 2 năm trời. Trong suốt thời gian đầu, việc tìm kiếm không mang lại kết quả gì và chỉ khi Abyss được điều tới thì xác máy bay cùng hơn 100 thi thể mới được phát hiện ở độ sâu từ 3.800- 4.000m dưới đáy Đại Tây Dương vào ngày 3/4/2011.
Vệ tinh EO-1 của Mỹ.
Ngoài tìm kiếm dưới đáy biển, việc phát hiện các mảnh vỡ hoặc dấu hiệu chiếc máy bay bị nạn trên mặt biển cũng đặc biệt quan trọng. Mỹ, Trung Quốc và Australia đều sử dụng vệ tinh để chụp ảnh các vật thể trôi nổi ở nam Ấn Độ Dương. Vệ tinh quan sát Trái đất 1 (EO-1) và máy quay điều khiển từ xa ISERV của Mỹ trên trạm vũ trụ quốc tế đã được huy động cho việc tìm kiếm này. Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng vệ tinh quan sát trái đất có độ phân giải cao Gaofen-1, còn Australia sử dụng các vệ tinh thương mại.
Máy bay săn ngầm tối tân P-8A Poseidon.
Chiến dịch tìm kiếm MH370 còn có sự tham gia của P-8A Poseidon, loại máy bay săn ngầm tối tân của Mỹ. Thực chất đây là loại máy bay sử dụng cho các chiến dịch quân sự nhưng khả năng dò tìm và chụp ảnh của P-8A Poseidon thuộc loại cực kỳ hiện đại nên chúng lại rất hữu dụng cho mục đích tìm kiếm dấu vết. P-8A Poseidon có thể bay ở độ cao trên 12.000m và bao quát hơn 1.200 dặm biển trong 4 tiếng. Nó cũng có thể bay ở độ cao thấp hơn để quan sát rõ vật thể hơn.
Gia Nguyễn (tổng hợp)