Máy tính buồng lái MH370 có thể đã bị can thiệp ác ý
Tờ New York Times vừa cho biết hệ thống máy tính của chiếc máy bay MH370 mất tích đã bị ai đó tái lập trình lại để chỉnh sửa hệ thống định vị nhằm phục vụ cho mục đích chuyển hướng và sau đó mất liên lạc.
- Mã độc “Máy bay Malaysia mất tích” trên Facebook
- Vụ máy bay MH370 mất tích: Thủ tướng Malaysia lên tiếng
- Máy bay Malaysia mất tích: vì sao ĐTDĐ đổ chuông cũng không giúp ích gì?
- Máy bay Malaysia: Có người nhìn thấy máy bay cháy và rơi xuống
- Máy bay Malaysia mất tích: Do rơi vào 'điểm mù'
- Kỹ sư của Không quân Mỹ: Máy bay Malaysia Airlines bị không tặc
- Những nghi vấn quanh vụ máy bay Boeing 777 của Malaysia bị rơi
- Boeing 777 của Malaysia vừa mất tích là mẫu máy bay an toàn nhất
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Theo các quan chức Mỹ, rất có thể chiếc máy tính nằm ở vị trí giữa cơ trưởng và cơ phó chuyến bay MH370 đã được lập trình sẵn bằng 7 hoặc 8 tổ hợp lệnh trên bàn phím. Đây chính là Hệ thống quản lý bay (FMS) dùng để lập trình trước các quãng đường mà máy bay đi qua. Hiện vẫn chưa rõ FMS bị cài đặt lại nhằm chuyển hướng máy bay trước hay sau khi chiếc MH370 rời khỏi đường băng.
Trước đó, các quan chức Malaysia cũng cho biết hệ thống tiếp sóng và một số thiết bị thông tin liên lạc khác của chiếc máy bay đã bị tắt thủ công. Động tác này có thể đã diễn ra trước khi cơ phó Fariq Abdul Hamid nói câu cuối cùng “Được rồi, chúc ngủ ngon” qua điện đàm với trạm kiểm soát không lưu trên mặt đất.
Chiếc Boeing 777-200 MH370 trước khi biến mất hoàn toàn đã gửi thông tin báo cáo về một cơ sở bảo trị hệ thống thông báo và điều khiển liên lạc tự động (ACARS). Các quan chức Mỹ cho rằng điều này khẳng định cho giả thuyết máy bay được tái lập trình trước khi ACARS ngừng hoạt động.
Hệ thống máy tính trong buồn lái Boeing 777-200.
Chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng Hàng không Malaysia cất cánh lúc 0h41 tại sân bay Kuala Lumpur và dự kiến hạ cánh tại sân bay Bắc Kinh lúc 6h30 phút hôm 8/3. Tuy nhiên, 50 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đột nhiên biến mất trên màn hình radar và cho tới nay vẫn chưa có bất cứ dấu tích nào. Đã có 26 quốc gia tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của Malaysia trong suốt 12 ngày qua với sự tham gia của nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại như tàu chiến, máy bay do thám, vệ tinh, thậm chí là cả radar quân sự.
Hiện Úc và Indonesia, hai quốc gia đang dẫn đầu cuộc tìm kiếm máy bay ở Ấn Độ Dương, cho biết đang gặp khó khăn vì vùng biển ở khu vực này khá sâu. Chẳng hạn vùng biển vịnh Bengal, nằm giữa Myanmar và Ấn Độ, có độ sâu từ 4.000 đến 7.000 mét. Trong khi đó, chiếc máy Air France 447 rơi xuống Đại Tây Dương cùng với 228 hành khách vào năm 2009 được tìm thấy ở độ sâu 3.657m, và phải mất đến 2 năm người ta mới tìm được hộp đen của chiếc máy bay.
Gia Nguyễn (Tổng hợp)