Ấn Độ không cho tàu Trung Quốc vào lãnh hải tìm máy bay MH370
Ấn Độ vừa từ chối lời đề nghị cho 4 tàu chiến của Trung Quốc vào lãnh hải tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia. Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra lời đề nghị tương tự với Việt Nam và đã được chấp nhận.
- Máy tính buồng lái MH370 có thể đã bị can thiệp ác ý
- Vụ máy bay MH370 mất tích: Thủ tướng Malaysia lên tiếng
- Trên chuyến bay MH370: Có hai người vừa đi nghỉ ở Việt Nam về
- Mã độc “Máy bay Malaysia mất tích” trên Facebook
- Máy bay Malaysia mất tích: vì sao ĐTDĐ đổ chuông cũng không giúp ích gì?
- Máy bay Malaysia: Có người nhìn thấy máy bay cháy và rơi xuống
- Máy bay Malaysia mất tích: Do rơi vào 'điểm mù'
- Kỹ sư của Không quân Mỹ: Máy bay Malaysia Airlines bị không tặc
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Lời đề nghị trên của Trung Quốc được mô tả là đã “bị từ chối một cách lịch sự”. Lý do mà Ấn Độ đưa ra là các chiếm hạm và máy bay nước này đang tìm kiếm mở rộng tại Vịnh Bengal và biển Andaman mà không nhất thiết phải có sự tham gia của các nước khác.
"Chúng tôi không muốn tàu chiến Trung Quốc lởn vởn quanh khu vực với cái cớ săn lùng máy bay mất tích hay tuần tra chống cướp biển", một quan chức Ấn Độ nói. Tuy không tiện nói ra nhưng New Delhi e ngại các tài sản quân sự đang đặt tại Vịnh Bengal, chủ yếu nhằm phòng thủ trước Bắc Kinh, sẽ bị phơi bày nếu tàu chiến Trung Quốc được phép đi vào khu vực.
Trung Quốc cử tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370.
Hiện tại, Hải quân Ấn Độ đang triển khai 4 tàu chiến tại Vịnh Bengal và biển Andaman để tìm kiếm MH370. Nước này còn sử dụng ba máy bay P-8I, C-130 J và Dornier-228 để tìm kiếm trên không. Bắt đầu từ chiều 21/3, Ấn Độ sẽ cử 2 máy bay P-8I, C-130J, với những thiết bị hiện đại tham gia cùng lực lượng quốc tế tìm kiếm trên một vùng trải rộng 5.000 hải lý từ Jakarta tới Nam Cực theo đề nghị của chính phủ Malaysia.
Cuộc tìm kiếm chuyến bay chở 239 người mất tích, trong đó có tới hơn 150 hành khách là người Trung Quốc, đến nay thu hút sự tham gia của 26 quốc gia. Giới chức quốc tế cũng đang theo dõi một dấu hiệu mới ngoài khơi Australia, sau khi vệ tinh chụp được ảnh của các vật thể trôi nổi, trong đó có mảnh dài tới 24 m. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hai vật thể lớn mà Australia phát hiện và nghi ngờ có liên quan đến MH370 có thể chỉ là mảnh vỡ của container rơi khỏi tàu chở hàng.
Trong khi đó, chính phủ Malaysia và quan chức hãng hàng không Malaysia đang chịu nhiều áp lực quốc tế, nhất là từ phía chính phủ Trung Quốc và thân nhân của những người bị nạn. Chính phủ Malaysia bị nghi ngờ che giấu thông tin khiến cho cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích trở nên chậm trễ và chưa thu được kết quả khả dĩ nào.
Gia Nguyễn (tổng hợp)