Cần ưu tiên sản xuất robot hỗ trợ ngành Y tế

Phương Anh 23:31, 31/03/2020

Đại dịch Covid-19 là dịp để thấy vai trò quan trọng của robot phẫu thuật và robot dịch vụ trong ngành Y tế.

Theo TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, robot cần phải trở thành ngành công nghiệp trong tương lai gần của Việt Nam, nhất là robot hỗ trợ cho ngành Y tế.

Robot sẽ thay thế cho lao động giản đơn của con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt sẽ làm thay đổi phương thức sản xuất và tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, robot cần phải trở thành ngành công nghiệp trong tương lai gần của Việt Nam, nhất là robot hỗ trợ cho ngành Y tế.

Tuy nhiên, chúng ta cần thấy một số khó khăn mang tính khách quan và chủ quan của việc sản xuất robot. Đó là, Việt Nam vẫn đang là nước có thu nhập trung bình thấp, trình độ công nghệ lạc hậu. Đặc biệt, robot ngày nay là thế hệ robot thông minh, bao gồm cả phần cứng, phần mềm và có năng lực tư duy, năng lực kết nối không chỉ giữa các robot với nhau mà cả với con người. Đối với phần mềm thì Việt Nam có tiềm năng, song cái yếu kém nằm ở phần cứng nên đến nay vẫn chưa chủ động được. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu toàn bộ robot, kể cả robot công nghiệp và robot dịch vụ.

Lĩnh vực tự động hóa ở Việt Nam đang ở trình độ thấp và mức độ rất hạn chế, các thiết bị tự động, dây chuyền sản xuất tự động và robot hầu hết đều nhập khẩu. Tôi cho rằng, dù còn khó khăn, nhưng Nhà nước và doanh nghiệp cần đầu tư mạnh cho tự động hóa một số lĩnh vực, trước hết là ngành Y tế.

Đại dịch Covid-19 là dịp để thấy vai trò quan trọng của robot phẫu thuật và robot dịch vụ trong ngành Y tế.

Đại dịch Covid-19 là dịp để thấy vai trò quan trọng của robot phẫu thuật và robot dịch vụ trong ngành Y tế. Thực tế, chúng ta đủ năng lực để đầu tư và làm chủ lĩnh vực này. Cách đây 7-8 năm, Bệnh viện Nhi trung ương đã đề xuất và Chính phủ đã đầu tư gần 100 tỷ đồng mua robot phẫu thuật khá hiện đại. Khi đó có nhiều ý kiến lo lắng về hiệu quả đầu tư, song thực tiễn cho thấy, các bác sĩ và kỹ thuật viên đã làm chủ được công nghệ, phục vụ tốt cho bệnh nhân. Nhiều bệnh viện cũng đã đầu tư thiết bị y tế hiện đại có trình độ tự động hóa cao, như các máy chụp cắt lớp CT, X-quang di động, thiết bị mổ nội soi…, góp phần nâng cao độ chính xác trong chẩn đoán và chất lượng điều trị. Đặc biệt, robot dịch vụ trong các bệnh viện sẽ giúp giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh, giảm bớt sự vất vả cho đội ngũ y, bác sĩ.

Theo ông, Việt Nam không thiếu các nhà khoa học giỏi về tự động hóa, nhiều công trình nghiên cứu của họ đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học ISI, nhiều người đã được giải thưởng quốc tế, nhưng việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào sản xuất, kinh doanh lại rất hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, từ hành lang pháp lý, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, chính sách đối với nhà khoa học và quyền sở hữu trí tuệ đến hệ sinh thái kinh doanh, sự quan tâm của các nhà quản lý, doanh nhân, tâm lý “sính ngoại” của xã hội…

Ông tin rằng, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 52-NQ/TƯ ngày 27-9-2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Chính phủ sớm có Chương trình hành động, trong đó sẽ giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng ngành robot công nghiệp quốc gia; đồng thời giao Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng một chương trình nghiên cứu trọng điểm về tự động hóa và robot.

PV(TH)