Chính phủ số sẽ không đạt hiệu quả khi việc định danh công dân thiếu tin cậy
Liên quan đến sự phát triển Chính phủ số, Công ty Cổ phần tập đoàn MK (MK) nhận định: Khi người dân đã bắt đầu quen và đang có ý thức dùng các dịch vụ trực tuyến, Việt Nam sẽ tiến thẳng lên Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 định hướng tiến tới Chính phủ Thông minh vào năm 2030.
- Thiết bị kiểm tra phóng điện Corona ở trạng thái đường dây nóng Corona Checker MK-720 series
- Việt Nam nhận thêm 2 tiêm kích Su-30MK2 từ Nga
- Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: 'Chuyển đổi số bắt đầu từ các vấn đề cụ thể ở địa phương'
- TP.HCM: Đơn vị đi đầu trong Chương trình Chuyển đổi số
- Chuyển đổi số: Học, vận dụng công nghệ chứ không đuổi theo công nghệ
- Ra mắt 2 nền tảng "Make in Vietnam" công nghệ xử lý giọng nói tiếng Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo VAIS và Vbee
MK là doanh nghiệp chuyên sâu về các giải pháp Xác thực Bảo mật số và Thẻ thông minh. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), MK đã chủ trương xây dựng giá trị cốt lõi của mình theo định hướng “BẢO MẬT SỐ THÔNG MINH - SMART DIGITAL SECURITY”, góp phần “nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, thúc đẩy công nghiệp thông minh và phát triển kinh tế số” của đất nước.
Trước đó, trong khuôn khổ buổi Tọa đàm ICT 2020 “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức” do Hội Tin Học Việt Nam tổ chức ngày 3/7 vừa qua, các công ty công nghệ đã đưa nhiều giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia. Những ý kiến của các công ty, đơn vị đã được trang congnghevadoisong.vn lần lượt đăng tải trước đó.
Cũng giống với nhiều công ty công nghệ khác như Vbee, InfoRe hay CMC, MK đã đưa ra những góp ý cho Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết về xây dựng, phát triển Chính phủ số.
MK Group đã định hướng và xây dựng giá trị cốt lõi của mình theo định hướng “BẢO MẬT SỐ THÔNG MINH - SMART DIGITAL SECURITY”.
Cụ thể, MK ủng hộ chủ trương của Bộ TT&TT về việc xây dựng nền tảng Trao đổi định danh và xác thực quốc gia (NIXA). Với quan điểm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm” và nguyên tắc phát triển “Thu thập dữ liệu một lần” như sáng kiến của Estonia mà hiện nay EU đã áp dụng rông rãi và chính thức giai đoạn 2016-2020.
Tuy nhiên, Mk cũng đưa ra kiến nghị rằng Dự thảo cần nhấn mạnh và bổ sung thêm nội dung: Muốn xây dựng Chính phủ số cần phải có Công dân số. Chính phủ điện tử hay Chính phủ số không thể hoạt động hiệu quả khi việc định danh công dân thiếu tin cậy, thiếu minh bạch và kém hiệu quả.
Ngoài ra, việc số hóa thông tin định danh của người dân trên thẻ Công dân số sử dụng công nghệ chíp là biểu hiện rõ nét nhất của Công dân số. Cụ thể, mỗi công dân sẽ có một thẻ Căn cước công dân với các dữ liệu công dân được mã số hóa trong con chíp điện tử, bằng các thuật toán bảo mật của thế giới và của riêng Việt Nam.
Từ đó, dữ liệu Công dân số trong Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) Dân cư sẽ là cơ sở định danh điện tử cho mọi giao dịch số. Đồng thời cũng là dữ liệu nền tảng mang tính “một lần và duy nhất” để ánh xạ tới tất cả các hệ CSDLQG và CSDL chuyên ngành khác.
Chính bởi vậy, đứng trước ngưỡng cửa tiến tới Chính phủ số, khi mỗi người dân có thể ngồi trước máy tính để thực hiện hầu hết các thủ tục hành chính công trực tuyến thì việc xác thực danh tính là thử thách lớn nhất mà Chính phủ sẽ gặp phải.
MK đưa ra dẫn chứng như: Những nghiệp vụ xác minh giấy tờ giả mạo, đối chiếu chữ ký, khuôn mặt, vân tay... trên thẻ với thực tế theo cách truyền thống sẽ không còn phù hợp trên môi trường Chính phủ số.
Do đó, việc phát triển một công cụ định danh đáng tin cậy cho mỗi công dân số sẽ trở nên vô cùng cấp thiết.
Thẻ Công dân số sử dụng công nghệ chíp mã hóa được coi là phương thức xác thực an toàn nhất hiện nay trên thế giới và đang được nhiều nước áp dụng. Với chỉ 1 chiếc thẻ căn cước công dân có chứa các dữ liệu công dân và chữ ký số, người dân có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau như: Thực hiện các giao dịch Chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, bảo hiểm y tế, chữ ký số, xác thực,... trong khi Chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn yên tâm về mức độ tin cậy và tính hiệu quả trong việc bảo vệ dữ liệu công dân.
Bên cạnh đó, dự thảo cần bổ xung thêm danh mục các công nghệ lõi và nền tảng mở liên quan đến chủ quyền an ninh số quốc gia bất buộc phải do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ.
MK Group hiện đang chiếm khoảng 70% thị phần thẻ ngân hàng tại Việt Nam và 3 năm gần đây doanh thu xuất thẻ góp tới 60 - 70% tổng doanh thu của MK Group.
Để có góc nhìn rõ nét hơn, MK đã đưa ra một ví dụ cụ thể: Nếu như Việt Nam làm chủ từ mức điều khiển và các chip nhúng trên các thiết bị IoT, AI, ML... liên quan đến truyền tải, xử lý hoặc mã hóa dữ liệu hoặc làm chủ thiết kế và công nghệ lõi của các sản phẩm camera chuyên dụng cho việc giám sát các địa điểm nhạy cảm, chống phá các loại hoạt động tình báo hay sử dụng cho lực lượng an ninh, hành pháp...
Đặc biệt, mã hóa bảo mật dữ liệu số, các CSDLQG cần được bảo mật thêm bằng cả các thuật toán mã hóa riêng của Việt Nam do Ban Cơ yếu Chính phủ, các Cục Cơ yếu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao quy định để đảm bảo chủ quyền an ninh số quốc gia. Đồng thời, hệ thống mã hóa dữ liệu phải được áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
Cuối cùng, MK cho rằng trong quá trình xây dựng các CSDLQG và các CSDL chuyên ngành, thu thập dữ liệu cần một lần ưu tiên sử dụng các chương trình ứng dụng dữ liệu bằng phương pháp số (smart forms). Bằng cách đó sẽ giúp giảm thiểu việc in mẫu biểu thu thập dữ liệu ra giấy rồi điền tay, thu thập xong lại mất công nhập liệu hoặc quét lại tệp ảnh lớn rồi mất công số hóa. Ngoài ra, còn tốn giấy mực và làm ảnh hưởng đến môi trường.
Với những ý kiến đóng góp trên, MK hi vọng công cuộc Chuyển đổi số quốc gia sẽ trở nên dễ dàng, gần gũi và hoàn thiện hơn. MK sẽ luôn đồng hành cùng chính phủ trong việc xây dựng Chính phủ số ở Việt Nam.
Công ty Cổ phần Tập đoàn MK (MK Group) được thành lập năm 1999, là doanh nghiệp chuyên sâu về các giải pháp Xác thực Bảo mật số và Thẻ thông minh. MK Group tự hào về việc làm chủ hoàn toàn các công nghệ lõi liên quan đến lĩnh vực bảo mật số thông minh, thẻ thông minh, sinh trắc học, đáp ứng các nhu cầu khắt khe của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. MK Group đã chủtrương xây dựng giá trị cốt lõi của mình theo định hướng “BẢO MẬT SỐ THÔNG MINH - SMART DIGITAL SECURITY” Smart – Phương thức thanh toán, định danh và trao đổi dữ liệu thông minh Digital – Số hóa các hoạt động nhận dạng và giao dịch Security – Bảo mật dữ liệu, danh tính và giao dịch. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn MK cùng các đơn vị thành viên không ngừng đầu tư nghiên cứu các giải pháp mang hàm lượng chất xám công nghệ cao dựa trên những thành tựu và xu hướng công nghệ thế giới để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động an ninh bảo mật, chính phủ điện tử, tài chính - ngân hàng, giao thông công cộng cũng như góp phần mang lại một cuộc sống văn minh, tiện lợi và an toàn cho người dân. |
Thùy Dung